Nghiên cứu từ Đại học Oxford tái khẳng định hiệu quả của vaccine AstraZeneca và vaccine Pfizer trong phòng ngừa nhiễm COVID-19.
|
Một nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh) cho thấy vaccine Pfizer và vaccine AstraZeneca ngăn chặn 3/4 số ca nhiễm COVID-19, bao gồm cả số ca nhiễm biến thể Delta, báo The Sun đưa tin.
Các chuyên gia từ Đại học Oxford cho biết hai liều vaccine Pfizer hoặc vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 vẫn "siêu hiệu quả".
Một hộp vaccine AstraZeneca.
Trước đây đã có nhiều lo ngại rằng vaccine COVID-19 sẽ không hoạt động tốt với biến thể này.
Nhưng nghiên cứu mới cho thấy một liều vaccine Pfizer hoặc vaccine AstraZeneca vẫn ngăn chặn khoảng một nửa số ca nhiễm COVID-19, và hai liều vaccine có khả năng ngăn chặn 70-80% số ca nhiễm.
Giáo sư Sarah Walker đến từ Đại học Oxford cho biết: "Cả hai loại vaccine này vẫn đang hoạt động rất tốt trong việc chống lại biến thể Delta".
"Chúng tôi vẫn đang nhận thấy khả năng bảo vệ tốt chống lại nhiễm COVID-19, tuy nhiên hiệu quả bị giảm so với biến thể Alpha", giáo sư Walker nói thêm.
Biến thể Alpha là một biến thể đáng lo ngại khác (theo danh sách của WHO), lần đầu được phát hiện ở Anh.
Nghiên cứu từ Oxford cũng cho thấy những người bị nhiễm COVID-19 mặc dù đã được tiêm vaccine có nguy cơ biểu hiện triệu chứng ít hơn (nhưng không nhiều) so với những người không tiêm.
Giáo sư Walker nói thêm: "Có lẽ số người được tiêm vaccine có triệu chứng ít hơn 5% số người không được tiêm vaccine".
Sự khác biệt nằm ở nguy cơ nhập viện - những người chưa tiêm vaccine có nguy cơ nhập viện cao hơn, giáo sư nói.
Hôm 13/8, Cuba cũng công bố những dữ liệu mới nhất về hiệu quả của vaccine COVID-19 do Cuba phát triển, nói rằng đây là những dữ liệu ‘đầy triển vọng’, Reuters đưa tin.
Còn ngày 16/8, công ty dược GlaxoSmithKline của Anh và công ty dược CureVac của Đức vừa công bố kết quả thử nghiệm trên khỉ của ứng cử viên vaccine COVID-19 thế hệ mới CV2CoV do họ phát triển chung.
Ứng cử viên vaccine COVID-19 của GlaxoSmithKline và CureVac được phát triển dựa trên công nghệ mRNA (tương tự vaccine Pfizer và vaccine Moderna ).
Ứng cử viên vaccine CV2CoV đã được thử nghiệm trên khỉ macaque, kết quả cho thấy nó có khả năng bảo vệ chống lại virus được "cải thiện mạnh mẽ" so với ứng cử viên vaccine thế hệ đầu tiên của CureVac, hai công ty cho biết ngày 16/8.
Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/nghien-cuu-moi-vaccine-astrazeneca-va-vaccine-pfizer-co-hieu-qua-tot-k..
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Nhìn vào thức ăn có thể biết được một người sống được bao lâu? Những người sống lâu có 5 điểm chung về thói quen ăn uống!
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn