Kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 đối với nhiều gia đình đang có nguy cơ biến thành kỳ ôn tập để chuẩn bị thi học kỳ, kết thúc năm học đầu tiên của bé.
Học sinh lớp 1 mờ mắt vì bài tập dịp nghỉ lễ |
“Bươn chải” là gì hả mẹ?
Chị Hương Giang (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ sự bực bội khi hướng dẫn con làm bài ôn tập chuẩn bị thi. “Ai đời, học sinh mới có 7 tuổi, mà bài điền từ vào chỗ trống toàn cho các từ mà các cháu không biết nghĩa, nên điền không nổi. Cho các vần “uông”, “ươn” rồi “đố” bé điền đúng từ “bươn chải”. Con mình ngồi ngẩn ra chẳng biết điền cái gì vào cái cụm từ được cho “B… chải” đó – nó biết mỗi… bàn chải. Đến khi bảo con điền vần “ươn” thành từ “bươn chải”, thì nó lại ngẩn ra lần nữa, hỏi “Bươn chải là gì hả mẹ?”.
“Dùng đến từ điển vẫn chẳng giúp con hiểu “bươn chải” là gì. Đành phải dạy con khi gặp các bài dạng này mà không hiểu nghĩa của từ thì cứ thử ghép các vần được cho với phụ âm cho sẵn, rồi ghép các dấu (cũng đã cho sẵn) vào, đọc lên cảm thấy từ nào thuận thì điền vào”.
Nhưng không phải lúc nào bé cũng có cơ hội áp dụng cách làm mò mẫm mà chị Giang dạy, bởi có bài bài điền từ còn hiểm hóc hơn.
Có bài “Điền tiếng có vần “en” hoặc “oen”, trong đó có câu “Em bé khóc, mắt ướt…”. Con bó tay. Mình thì biết trong trường hợp này chỉ có thể điền từ “nhoèn”. Nhưng con mình nghe rồi vẫn cứ “nhoèn” là gì, “ướt nhoèn” là gì? Tra từ điển thì toàn ra “nhoèn (mắt) ướt, dính nhiều dử mắt”, “nhoèn dử, toét nhoèn”… Giải thích con cũng hiểu, nhưng rõ ràng cái câu này đâm ra chẳng hay ho gì”.
Chị Thu Hà cũng “khoe” bài ôn tập thi học kỳ của cậu con trai học lớp 1 tại trường tiểu học ở quận cầu Giấy Hà Nội, có đề bài là: “Điền “ước” hoặc “ướt” với các câu cho sẵn:
- ……………. chảy chỗ trũng.
- Được mùa ……………, ước mùa sau.
- ……….. như chuột lột.
- V…………….. qua thử thách”.
“1 từ thì không có phụ âm đứng trước rồi, nhưng 2/ 4 từ phải điền không cho phụ âm đứng trước nhé, nghĩa thì không biết, các cháu tha hồ mà đoán mò, mà có khi cũng chẳng biết đường nào mà đoán” - chị Hà kết luận.
Lại còn có bài luyện viết chính tả cũng khó hiểu không kém. “Con được giao viết một đoạn, mình đọc, con chép, nhưng có câu mà dù con chép đúng mình vẫn vô cùng thắc mắc tại sao lại dạy dỗ các con kiểu này. Ví dụ như câu “Sau Hai Bà Trưng hai trăm năm, thì Bà Triệu cùng nhân dân…”. Không biết người viết ra câu này định nói lên ý gì, sau Hai Bà Trưng là sau lúc nào, sau khi sinh hay sau khi mất, sau khi khởi nghĩa…?”. Đây là băn khoăn của chị Ngọc Anh (Ba Đình, Hà Nội).
Xanh mặt vì bài tập toán
Từ giữa tuần vừa rồi, ngày nào cậu con trai cũng mang về một phiếu bài tập toán cô giao. Anh Mạnh Hùng (Từ Liêm, Hà Nội) than thở trước đây là dân học tự nhiên nhưng nhiều lúc không biết giải thích sao cho con hiểu, hoặc ngẩn ra vì chính mình không hiểu tại sao con lại phải học những bài khó thế.
Hay thậm chí là những bài ra không hề logic.
Ví dụ như bài “Cho các số 2, 7, 3. a) Hãy lập các số có hai chữ số. b) Sắp xếp các số vừa lập được theo thứ tự từ lớn đến bé. c) Viết số liền trước, số liền sau số 20”.
“Với đề bài như vậy, hai câu hỏi đầu tiên không có vấn đề gì, nhưng lại rơi bộp xuống câu hỏi phần c). Số liền trước của 20 là 19, số liền sau của 20 là 21, rõ là chẳng liên quan gì đến 3 con số 2, 7, 3 mà phần đầu đưa ra. Cháu nào bám sát đề bài có khi lại bỏ không làm nổi” - Anh Hùng nhận xét.
Nhưng câu hỏi làm anh Hùng thấy… thương con là đề toán với liên tiếp 5 phép tính vừa cộng vừa trừ vừa tìm số điền vào ô trống.
Chị Thu Trang (Hoàn Kiếm, Hà Nội) “đóng góp” bài toán mà cả bố lẫn mẹ xoay trần ra giải thích cho con hết buổi tối nhưng con vẫn cứ lơ ngơ: Cho các số 1 2 3 5 6 7, hãy điền vào ô trống sao cho khi cộng các số ở cạnh tam giác đều có kết quả là 10.
“Cô giao cho 7 phiếu môn toán mang về, để luyện từ nay đến lúc thi học kỳ sau đợt nghỉ lễ 30/4. Một phiếu đề bài có 5 câu hỏi, mỗi câu hỏi có ít nhất 2 phần, rồi mỗi phần toàn cộng trừ tứ tung như vậy, cô bảo yêu cầu là làm trong vòng 1 tiếng. Nói đùa chứ lũ trẻ con mà xoay xở được thì sau này nước mình nhiều… Ngô Bảo Châu lắm” - Chị Trang hài hước.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%