Đại dịch vẫn ở đó, người dân cũng đã quen với nó. Nhưng mỗi khi tiếng còi xe cứu thương vang lên, ai ai cũng cảm thấy nhói lòng.
![]() |
|
Ngày 21/2/2021 là thời điểm tròn 1 năm thành phố Codogno (Ý) ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, và sau đó trở thành tiền đề để dịch bệnh oanh tạc cả châu Âu.
Dịch bệnh quái ác sau đó lan rộng ra cả vùng Lombardy phồn hoa, biến nước Ý trở thành tâm dịch mới của cả thế giới ở thời điểm đó. Hiện tại, dịch bệnh đã khiến hơn 2 triệu người tử vong, trong đó có hơn 100.000 là ở nước Ý.
Một dịch bệnh ngỡ ngàng và đau thương
Số ca nhiễm vào sau tháng 2/2020 tăng mạnh và khiến nhiều người phải ngỡ ngàng, bao gồm cả Roberto Codazzi - người trông coi nghĩa trang tại Codogno. "Trong vòng 2 tháng, chúng tôi chứng kiến số người chết ngang với cả 1 năm," - ông trả lời tờ AFP.
Codazzi nhớ lại, khi đó ông và các đồng nghiệp đã cùng nhau ngồi quan sát diễn biến của virus trên truyền thông sau ngày thứ 6, 21/2/2020, khi một người đàn ông (được gọi là "Bệnh nhân số 1") được xác nhận nhiễm virus tại một bệnh viện vì các bác sĩ làm sai quy tắc phòng dịch. Chỉ sau đó 1 ngày, đã xuất hiện những thi thể xếp lần lượt tại khu nghĩa trang, chờ đợi được chôn cất.
21/2/2021, tròn 1 năm sau ngày định mệnh, nhưng câu chuyện về Covid-19 tại thành phố nhỏ với quy mô 15.000 dân chủ yếu liên quan đến việc phải đóng cửa kinh doanh, tiền thuê nhà và vô vàn những hạn chế hiển nhiên khi phải giãn cách xã hội. Nhưng mỗi khi tiếng còi hụ của xe cứu thương vang lên, ai ai cũng cảm thấy nhói lòng.
Emy Cavalli, chủ của quán Central Bar tại trung tâm thương mại chính nhớ về những ngày u ám khi Codogno cùng 10 khu dân cư phía Bắc bị phong tỏa. Ngay sau khi xuất hiện ca nhiễm đầu tiên, 2 trường hợp tử vong vì Covid-19 cũng được xác nhận, trong đó có một bà lão 77 tuổi bên ngoài Codogno.
"Tôi vẫn nhớ sự tĩnh lặng khi đó," - Cavalli chia sẻ. "Cứ vài phút, bạn sẽ nghe thấy tiếng còi xe cứu thương 1 lần."
"Chúng tôi phải tự hỏi bản thân rằng 'Đó là ai? Và ai sẽ là người tiếp theo?'"
Trong vòng 1 tháng, số ca tử vong tại Codogno đã tăng hơn gấp 3, với 154 người chết trong tháng 3 so với 49 ở cùng kỳ năm 2019. Đó là số liệu do Francesco Passerini, thị trưởng thành phố cung cấp.
"Họ không thể đáp ứng kịp," - Passerini chia sẻ về các nhân viên tại nghĩa trang. Rốt cục thì sau đó, cần phải có thêm đơn vị bảo vệ dân sự tới hỗ trợ.
Quan tài đợi chôn cất được giữ trong một nhà thờ ngưng hoạt động. Bản thân nghĩa trang cũng phải đóng cửa không được tổ chức tang lễ, các bản cáo phó được in mà không kèm ngày để ngăn người dân đến chia buồn, vì như vậy sẽ phá vỡ quy định cách ly. Số lượng quan tài mỗi ngày nhiều đến mức khiến các nhân viên ở đó cảm thấy choáng ngợp, trong đó có không ít người thân quen.
Ngày đó, đơn vị Chữ Thập đỏ Codogno tất bật khắp các quận, điều động 500 chuyến xe cứu thương chỉ riêng trong tháng 3. "Khi có người gọi, thực sự chúng tôi không thể biết phải tìm họ ở đâu," - Luciano Parmigiani, giám đốc đơn vị cấp cứu chia sẻ.
Trong khi đó, bác sĩ chữa trị tại gia Andrea Lozzi phải làm việc ngày đêm để giúp các bệnh nhân không phải tới bệnh viện. Bởi đa số các trường hợp, họ đi mà không bao giờ trở về. Vị bác sĩ được tôn vinh vì những đóng góp không ngừng nghỉ đã từ chối gần như mọi cuộc phỏng vấn, chỉ trừ 1 lần với AFP: "Cần phải bắt tay vào làm, chứ không chỉ đứng đó nói suông."
Và cũng chính trang cá nhân của Lozzi cũng là nơi khắc họa một cách rõ nét rằng Codogno đã dần dần phục hồi từ những gì tồi tệ nhất.
"Thực sự thấy thư thái. Ngày hôm nay tôi đã có thể nói với 4 bệnh nhân rằng họ đã hồi phục," - trích trong bài đăng của Lozzi vào ngày 11/3/2020.
Tròn 1 năm sau, dịch bệnh tại Ý vẫn còn đó. Thậm chí, họ phải đối mặt với biến thể có nguồn gốc từ Anh chiếm gần 18% trong số ca mắc mới, trong khi tỷ lệ lây nhiễm vẫn tăng. Nhưng ít ra, Codogno giờ đây đã không còn là tâm dịch của thế giới nữa.
Nguồn: http://ttvn.toquoc.vn/nam-covid-thu-2-tron-1-nam-sau-ngay-nuoc-y-tro-thanh-tam-dich-cua-the-gioi-va-..
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'


-
Chàng trai 23 tuổi lập kỷ lục, trở thành người hưởng lương hưu trẻ nhất thế giới
-
Thủ đô đất nước đông dân nhất thế giới cấm xe máy chạy xăng từ năm 2026?
-
Gỗ dùng để xây Tử Cấm Thành đến từ đâu? Tại sao Tử Cấm Thành đã tồn tại 600 năm mà không bị mục nát ?
-
Kho vàng khổng lồ chứa hơn 4.500 tấn vàng, hệ thống bảo vệ nghiêm ngặt nhất thế giới, 100 năm chỉ mở cửa 3 lần


-
Phụ nữ có đặc điểm này không chỉ tụ tài mà còn vượng phu ích tử giúp gia đình hưng thịnh
-
Hồ nước tự nhiên lớn nhất Việt Nam: Tuổi đời hơn 200 triệu năm, được ví như ‘viên ngọc xanh của nhân loại’
-
Công an cảnh báo: Khi nhận thông báo phạt nguội tuyệt đối không được làm theo yêu cầu này kẻo mất tiền oan


-
Dự kiến có 34 tỉnh thành sau sáp nhập mới nhất theo Tờ trình 624
-
06 Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 04 năm 2025
-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Xảy ra động đất cần làm gì để thoát hiểm?
-
Số thuê bao di động phải xác thực qua VNeID để khẳng định thuê bao chính chủ
-
Chính thức: Đảng viên sinh con thứ ba trở lên không còn bị kỷ luật
-
Ca sĩ nổi tiếng cưới đại gia Việt kiều: 25 năm không có con chung, sở hữu nhiều BĐS tại Mỹ
-
Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2025