Dù sáng tạo ra rất nhiều loại khí giới tối tân, người Mỹ vẫn không khỏi kinh ngạc trước những vũ khí đơn giản những vô cùng “khủng khiếp” của người Việt.
|
Trang web quốc tế Amazingdata.com đã đăng tải một loạt hình ảnh về các loại bẫy chông tại địa đạo Củ Chi (huyện Củ Chi, TP. HCM) với lời bình luận: “Những chiếc bẫy và đường hầm tại địa đạo Củ Chi của Việt Nam là một trong những thứ đáng kinh ngạc nhất mà tôi được thấy gần đây. Được những người lính Việt Cộng sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, những chiếc bẫy này quả là đáng sợ. Khả năng sáng tạo của người sáng tạo ra những loại bẫy như vậy quả là đáng khâm phục”.
Địa đạo Củ Chi là cách gọi chung của các hệ thống địa đạo khác nhau, được hình thành từ khoảng thời gian 1946-1948, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Thời gian này, quân dân hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An đã đào những đoạn hầm ngắn, cấu trúc đơn giản dùng để ẩn nấp, cất giấu tài liệu, vũ khí.
Sau đó, do nhu cầu đi lại giữa địa đạo các làng xã, hệ thống này đã được nối liền nhau tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn, phức tạp và về sau phát triển rộng ra nhiều nơi. Cấu trúc các đoạn hầm, địa đạo được cải tiến trở thành nơi che giấu lực lượng, khi chiến đấu có thể liên lạc, hỗ trợ nhau.
Trong thời gian 1961-1965, các xã phía Bắc Củ Chi đã hoàn thành tuyến địa đạo trục gọi là "xương sống", sau đó các đoàn thể, cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với tuyến trục hình thành những địa đạo liên hoàn giữa các ấp, các xã và các vùng.
Ngoài ra, bên trên địa đạo còn có rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông... được bố trí thành các cụm liên hoàn tạo ra trận địa vững chắc trong thế trận chiến tranh du kích, gọi là xã chiến đấu.
Tính đến năm 1965, có khoảng 200km địa đạo đã được đào. Về quy mô, hệ thống địa đạo có tổng chiều dài toàn tuyến là trên 200km, với 3 tầng sâu khác nhau. Lúc này, địa đạo không chỉ còn là nơi trú ẩn mà đã trở thành nơi sinh sống, cứu thương, hội họp, kho chứa vũ khí...
Dưới đây là một số hình ảnh được giới thiệu trên trang Amazingdata.com:
Chông kẹp nách
Chông treo
Chông bổ
Chông hom
Chông cân cối
Một số loại chông khác
Hình vẽ minh họa địa đạo Củ chi
Khách Tây khám phá địa đạo
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?