“Muối tắm” xuất hiện nhiều ở Mỹ từ năm 2010 và bắt đầu len lỏi vào thị trường Việt Nam những năm gần đây.
![]() |
|
Các trường học ở Hà Nội vừa được cảnh báo về diễn biến phức tạp của dạng ma túy mới tên gọi là “bùa lưỡi” có nguy cơ tấn công môi trường học đường.
Ma túy ngụy trang “muối tắm”
Trên thị trường hiện có hàng trăm loại muối tắm khác nhau. Đó là loại mỹ phẩm để pha vào bồn nước, giúp xả stress, làm đẹp da.
Tuy nhiên, loại ma túy “muối tắm” không dùng để tắm, có tên hóa học là mephedrone và cathinone, có hình dạng kết tinh và cách sử dụng giống như đá (đốt hít).
So với "đá" thì muối tắm không "phê" bằng nhưng độc gấp hàng trăm lần. Trước khi "muối tắm" xuất hiện, một loại ma túy tổng hợp khác có tên gọi là Meo meo hay M-Cat cũng từng càn quét nhiều quốc gia nhưng ít phổ biến hơn tại Việt Nam so với "muối tắm".
“Muối tắm” xuất hiện nhiều ở Mỹ từ năm 2010 và bắt đầu len lỏi vào thị trường Việt Nam những năm gần đây.
Lá khát bị phát hiện khi vận chuyển vào Việt Nam. Ảnh: TL
Theo bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, Trưởng khoa Tâm thần 3, Bệnh viện tâm thần Lê Minh Xuân, TP.HCM: "Muối tắm” được chiết xuất từ lá cây Khat, một loài cây mọc dại ở vùng Trung Đông và bán đảo Ả Rập. Vì nó kết tinh giống như muối, nên "thế giới ngầm" gọi tên nó là Bath Salts, dịch ra tiếng Việt là "muối tắm".
Họ đặt tên trùng với một loại sản phẩm thông thường, là muối để pha vào bồn tắm để thư giãn, nhằm tránh sự kiểm soát của các nhà quản lý”.
“Muối tắm” gây tác động tương tự như ma túy đá, cũng gây loạn thần, ảo giác. Khi ma túy đá bị truy quét quyết liệt, "dân chơi"chuyển sang “muối tắm” vì...an toàn hơn, theo bác sĩ Hiển.
"Việt Nam vẫn chưa có bộ kit kiểm tra để phát hiện 'muối tắm' trong nước tiểu, nên không thể biết được người nghiện sử dụng 'muối tắm', trừ khi họ tiết lộ”, bác sĩ Hiển thông tin.
“Muối tắm” được chiết xuất từ cây Khát. Đây là loại cây trồng lâu năm ở châu Phi. Chỉ tính riêng ở khu vực Sừng châu Phi, đã có khoảng 20 triệu người nhai lá cây Khát. Ở Mỹ và nhiều nước châu Âu liệt lá"Khát"vào danh mục ma túy cực kỳ nguy hiểm.
Len lỏi vào Việt Nam
Vừa qua, Cục Hải quan TP Hà Nội phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C47, Bộ Công an) phát hiện, triệt phá đường dây vận chuyển ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam qua đường bưu điện. Ban đầu, Các cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ 36 kiện hàng, có trọng lượng khoảng 545kg được gửi từ Ethiopia vào Việt Nam.
Lá khát mạo danh thảo mộc được bọc bằng nilon bị lực lượng chức năng phát hiện. Ảnh: TL
Liên tiếp các ngày sau đó, Ban chuyên án rà soát, phát hiện các lô hàng được gửi đi Mỹ, Anh, Úc hoặc hàng hoàn nhập từ một số nước về Việt Nam chứa ma túy lá khát.
Theo Chi cục Hải quan Hà Nội, đến nay, Ban chuyên án đã bắt giữ 199 kiện hàng chứa ma túy lá khát với trọng lượng 2,5 tấn và đang xác minh nhân thân người gửi và người nhận.
Lợi dụng Việt Nam là nước xuất khẩu chè, khi xuất nhập khẩu, các cá nhân và doanh nghiệp đều khai báo với Hải quan là cây chùm ngây, thảo mộc sấy khô.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu


-
Trường hợp chồng di chúc để hết tài sản cho con, người vợ có được hưởng thừa kế?
-
Đưa tin sai sự thật về việc sáp nhập tỉnh thành trên mạng xã hội bị xử phạt nặng thế nào?
-
Nhận tiền chuyển khoản nhầm, người dân không nên lập tức trả lại nếu chưa làm điều này
-
Danh sách các đầu số điện thoại lừa đảo, người dân tuyệt đối không nghe hoặc gọi lại để tránh bị hại




-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Xảy ra động đất cần làm gì để thoát hiểm?
-
Số thuê bao di động phải xác thực qua VNeID để khẳng định thuê bao chính chủ
-
Chính thức: Đảng viên sinh con thứ ba trở lên không còn bị kỷ luật
-
Ca sĩ nổi tiếng cưới đại gia Việt kiều: 25 năm không có con chung, sở hữu nhiều BĐS tại Mỹ
-
Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2025
-
Mỹ công bố vắc-xin chống lại 4 loại ung thư
-
Sáp nhập tỉnh thành, điểm ưu tiên khu vực của thí sinh thi THPT và xét tuyển đại học được tính thế nào?