Người tiêu dùng sắm Tết thường có tâm lí dự trữ rất nhiều thực phẩm vì quan niệm đầu năm thiếu đồ ăn, cả năm sẽ kém no đủ. Vậy nên sau Tết, thực phẩm còn dư khá nhiều. Đâu là cách xử lý các thực phẩm này an toàn, bảo quản được dài lâu?
Mẹo xử lý thực phẩm sau Tết |
Bánh chưng
Bánh chưng bị mốc là tình trạng rất phổ biến bởi tiết khai xuân thường kèm với khí hậu nồm ẩm. Nếu bánh chưng của bạn được bảo quản trong tủ lạnh mà bị mốc, bạn có thể gọt bỏ phần mốc bên ngoài và sử dụng phần bánh không bị mốc còn lại bình thường. Nếu bánh chưng bảo quản ở nhiệt độ thường, nấm mốc lên thành sợi, bánh chuyển mùi chua thì lúc đó bánh đã không sử dụng được nữa, nên bỏ đi vì đó là hiện tượng mốc do nhiễm khuẩn.
Một hiện tượng khác thường gặp ở bánh chưng là bánh bị lại gạo. Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần luộc lại bánh. Nhưng lưu ý là chờ nước thật sôi rồi mới thả bánh chưng vào.
Thực phẩm nguội
Ảnh minh họa (nguồn: internet)
Một nguồn thực phẩm dự trữ khác cũng rất được các bà nội trợ ưa chuộng trong dịp Tết là thực phẩm nguội như xúc xích, giăm bông, thịt hun khói…bởi tính tiện lợi. Nếu chưa sử dụng đến ngay bạn nên để thực phẩm trong ngăn đá, giữ độ lạnh sâu để có thể bảo quản trong thời gian lâu dài.
Lạp xưởng
Lạp xưởng không nên bảo quản trong tủ lạnh, tốt nhất nên treo cao hoặc để trong giỏ thoáng. Cách bảo quản tối ưu: xếp lạp xưởng xung quanh giỏ, giữa trung tâm đặt một chén rượu trắng. Rượu trắng có tác dụng xua đuổi côn trùng, giữ lạp xưởng khô ráo, không bị nhiễm khuẩn.
Giò chả
Sau Tết, nếu lượng giò chả chuẩn bị còn dư lại nhiều, bạn nên cắt giò chả thành miếng vừa ăn, rim mặn với nước mắm rồi chia ra thành nhiều hộp nhỏ theo khẩu phần ăn của gia đình trong một bữa.
Đồ ăn đã qua chế biến
Riêng với những món ăn đã qua chế biến như cá kho, thịt kho, thịt đông…tốt nhất ngay từ đầu bạn nên chia thành nhiều phần nhỏ phù hợp với khẩu phần ăn của gia đình rồi bảo quan riêng rẽ, ăn đến đâu hết đến đó, các phần còn lại sẽ không bị ảnh hưởng, vẫn được giữ trong điều kiện bảo quản tốt nên có thể sử dụng lâu dài hơn.
Bánh mứt kẹo
Với các loại bánh kẹo, bạn nên để trong những túi kín, tốt nhất là sử dụng túi bằng giấy thiếc. Cầu kì hơn, bạn có thể tìm mua những lọ thủy tinh hút chân không để bảo quản, giúp bánh kẹo không bị hút ẩm, giữ nguyên độ giòn và trạng thái ban đầu.
Với các loại mứt: Đối với mứt khô, khi hết Tết, bạn nên cho vào lọ thủy tinh sạch, khô, phủ một lớp đường trắng lên trên. Lớp đường trắng có tác dụng hút ẩm, giữ cho mứt luôn khô ráo, màu sắc trong. Với những loại mứt ướt như mứt quất, mứt hồng…bạn nên đun một chút nước đường rồi đem sao lại mứt đến khi mứt khô lại là có thể cất đi bảo quản.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Các cụ nhắc không sai: 5 kiểu phụ nữ chỉ mang đại hoạ cho đàn ông, vướng vào chỉ thêm khổ
- Phụ nữ muốn hưởng phúc nên chọn chồng có 4 tiêu chí vàng cổ nhân truyền lại, đảm bảo cuộc sống luôn viên mãn
- Bí quyết '5 chữ' dạy 3 con gái thành CEO và giáo sư đại học nổi tiếng thế giới
- Tâm sự riêng tư của phụ nữ: Một người phụ nữ trong đời có bao nhiêu đàn ông là vừa đủ?
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?