Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu là ngày chính rằm rất quan trọng trong phong tục tín ngưỡng Việt Nam.
![]() |
|
Tết Nguyên Tiêu có nguồn gốc từ Trung Quốc, có nghĩa là đêm Rằm đầu tiên của năm mới. Theo đó, người Trung Quốc sẽ treo đèn có màu sắc sặc sỡ trước cửa nhà và ăn bánh trôi nước để cầu mong một năm mới bình an, sung túc.
Tết Nguyên Tiêu ở Việt Nam lại bắt nguồn từ việc đồng áng của cư dân nông nghiệp lúa nước và văn hóa Phật giáo.
Sau quãng thời gian dài nghỉ Tết, bà con nông dân khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng. Tối ngày 15/1 Âm lịch là thời điểm người dân ra đồng, tập trung cỏ khô, lá khô, châm lửa tiêu hủy sâu bọ.
Ở Việt Nam, trong ngày Rằm tháng Giêng người ta thường đi chùa để cầu bình an.
Ảnh Huyền Trang.
Phật giáo trong hơn ngàn năm du nhập vào Việt Nam đã gắn kết các phong tục văn hóa của người Việt. Rằm tháng Giêng không phải là một ngoại lệ, từ một ngày lễ hội xa lạ có nguồn gốc từ Trung Hoa đã trở thành một ngày Tết mang bản sắc rất riêng của người Việt thấm nhuần Phật pháp.
Trọng tâm của hội Rằm tháng Giêng tại các chùa là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng và phát triển cho bá tánh và đất nước.
Rằm tháng Giêng tuy không phải là lễ quan trọng của Phật giáo so với Rằm tháng Tư (Phật đản) và Rằm tháng Bảy (Vu lan) nhưng trùng hợp với lễ Thượng Nguyên và Tết Nguyên Đán trong dân gian.
Đồng thời đây là ngày Rằm đầu tiên của năm mới, thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm nên thu hút sự tham gia đông đảo của các Phật tử và toàn thể dân chúng.
Vậy nên, ông bà ta mới có câu "Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng", nói lên tầm quan trọng của ngày Rằm này trong tâm thức người Việt. Nó mang một giá trị văn hóa đẹp và là đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng ở nước ta.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”


-
Ngày mai là Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 âm lịch: Thắp hương khung giờ nào đẹp nhất?
-
Phụ nữ có đặc điểm này không chỉ tụ tài mà còn vượng phu ích tử giúp gia đình hưng thịnh
-
Tết Thanh Minh đang đến gần, chỉ diễn ra một lần trong 60 năm. Có câu nói: 'Không được đốt 6 thứ khi đi viếng mộ'. Quy tắc là gì?
-
Các cụ dặn: 'Giàu không thể quá 3 đời', tại sao lại nói như vậy?




-
Không thể tảo mộ và cúng Thanh Minh đúng ngày Tết Thanh Minh, có thể lựa chọn ngày khác được không?
-
Xã, phường sau sáp nhập phải đạt mức diện tích, dân số nào?
-
Cát-xê của Hòa Minzy tăng gấp đôi sau cơn sốt 'Bắc Bling': Hiện tại là bao nhiêu?
-
Dự kiến có 34 tỉnh thành sau sáp nhập mới nhất theo Tờ trình 624
-
06 Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 04 năm 2025
-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Xảy ra động đất cần làm gì để thoát hiểm?
-
Số thuê bao di động phải xác thực qua VNeID để khẳng định thuê bao chính chủ