Những phong tục đón Tết của người Việt Nam thường có: hái lộc, chúc Tết, du xuân...
Lý giải tục lệ cổ truyền của Tết Việt ít người biết |
Tết là gì?
Trong một năm người Việt Nam có rất nhiều ngày lễ, nhưng Tết lại là ngày lễ lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng nhất trong năm. Theo quan niệm dân gian, Tết sẽ kéo dài trong ba ngày (nên còn gọi là 3 ngày Tết) và sẽ bắt đầu từ ngày đầu tiên của năm mới (theo Âm lịch). Tuy nhiên trước đó, mọi nhà đều đã chuẩn bị, trang hoàng nhà cửa để đón một năm mới thật may mắn.
Những món ăn đặc trưng của ngày Tết thường được chuẩn bị từ trước bao gồm: bánh chưng, bánh tét, giò, thịt đông, củ kiệu, bánh mứt...
Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình cũng sẽ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, trang trí bằng những câu đối, những bức tranh Tết. Trong nhà sẽ có nhiều hoa lá mang màu sắc tươi sáng như: hoa mai (miền Nam), hoa đào (miền Bắc), cúc vàng, vạn thọ, quất (hay còn gọi là tắc)...
Mọi người tin rằng hành động trên sẽ khiến những điều không vui của năm cũ qua đi, thay vào đó là một năm mới vui tươi, thành công, con cái học giỏi, ông bà, cha mẹ luôn khỏe mạnh, mọi người trong nhà thương yêu và quan tâm đến nhau...
Phong tục ngày Tết
Phong tục chính là thói quen từ bao đời nay của người Nam.Trong những ngày Tết, có rất nhiều tập tục, kiêng khem với mong muốn cho một năm suôn sẻ như: Tục đón ông táo, tục chúc Tết… Ngày nay do cuộc sống phát triển, một số tập tục đã không còn lưu giữ, nhưng những tập tục này lại góp phần làm nên ý nghĩa của ngày Tết, giúp người Việt giữ gìn được bản sắc riêng của mình, dù đi đâu xa cũng luôn nhớ về.
Tục cúng Tết
Tết là một trong quãng thời gian thiêng liêng nhất trong năm của người Việt. Ðó là dịp đoàn tụ gia đình, cả người sống lẫn người đã khuất. Những người đi làm, đi học, xa quê hương, xa gia đình đều về ăn tết với cha mẹ, với gia đình.
Mâm ngũ quả ngày Tết.
Chiều 30 Tết (hoặc 29, nếu tháng Chạp thiếu), người ta cúng để mời linh hồn tổ tiên và những người thân đã mất về ăn Tết cùng con cháu. Ðúng giữa đêm trừ tịch, mọi nhà sẽ cúng giao thừa để tiễn năm cũ và đón năm mới. Lễ cúng này được bày ngoài trời hay trước cửa ra vào để cúng trời đất, cầu xin bình an may mắn.
Thủa xưa, thông thường, đúng giờ giao thừa thì các chùa đều gióng chuông báo hiệu, và rồi mọi nhà đều đốt pháo. Ðến ngày mồng ba thì cúng đưa tức tiễn đưa linh hồn những người mà ta đã mời về ăn tết chung. Về mặt nghi lễ, ngày Tết đến đây là chấm dứt. Ở nước ngoài, nhiều gia đình Việt vẫn còn giữ tục lệ này, chỉ không thể đốt pháo mà thôi.
Tục xông đất
Xông đất (Ảnh minh họa).
Xông đất là người đầu tiên bước chân vào nhà của người nào đó. Người ta tin rằng tuổi tác của người khách đầu tiên có ảnh hưởng đến tương lai của chủ nhà. Vì thế, từ trước Tết, chủ nhà thường chọn người quen biết nào mà có tuổi hợp với mình theo sách tử vi để mời họ đến xông đất cho mình với mong muốn năm mới sẽ có nhiều điều may mắn.
Tục xuất hành
Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm mới. Người ta tin rằng hướng đi này sẽ có ảnh hưởng tới tương lai của mỗi người trong năm sắp tới. Cho nên, theo tuổi tác của mình, mỗi người xem sách lịch do những nhà bói toán viết ra để chọn hướng đi và giờ bắt đầu cho thích hợp.
Xuất hành đầu xuân.
Tuy nhiên, hiện nay, việc xuất hành cũng không còn quá nhiều kiêng kỵ như xưa nữa, do đường xá ngày càng nhiều, khó có thể đi đúng như sách cổ được.
Tục chúc Tết
Vào những ngày Tết, mọi người trong gia đình sẽ gửi những lời chúc tốt lành đến cho nhau. Con cái sẽ chúc Tết ba mẹ, cháu chắt sẽ chúc Tết ông bà có được sức khỏe, an khang thịnh vượng.
Ông bà, cha mẹ lì xì cho con cháu lấy lộc đầu năm.
Sau khi chúc Tết, ông bà, cha mẹ sẽ tặng cho con cái những phong bao lì xì màu đỏ. Đây được xem là lộc đầu năm. Theo quan niệm của người Việt Nam, nếu có càng nhiều lộc vào năm mới, bạn sẽ luôn gặp may mắn trong cuộc sống và học tập.
Bên cạnh đó khi vào những ngày này, mọi người sẽ đến nhà bà con họ hàng, bạn bè để chúc Tết cho nhau. Khi có khách đến nhà mọi người sẽ tiếp đãi nhau thật vui vẻ, thật mật. Điều này sẽ tăng cường tình cảm giữa người với người, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ theo đúng quan niệm người Việt.
Tục biếu quà
Không chỉ dành tặng cho nhau những lời chúc. Vào năm mới, mọi người sẽ dành cho cho nhau những món quà thật ý nghĩa cho nhau vào năm mới. Mọi người trong nhà họ hàng sẽ tặng quà cho nhau, học trò tặng quà cho thầy cô, hàng xóm tặng quà cho nhau. Điều này thể hiện sự yêu quý, kính trọng, quan tâm lẫn nhau.
Những món quà mà mọi người thường tặng nhau cũng không có gì quá cầu kì. Đó có thể là những chiếc bánh chưng, bánh tét, những gói bánh mứt, những túi trà xanh, hay đơn giản đó sẽ là những cành đào, cành mai, những chậu hoa…Nhưng quan trọng đó chính là sự chân thành, biết ơn, quan tâm của mọi người dành cho nhau.
Tục hái lộc
Theo quan niệm của người Việt, lộc ở đây chính là sự may mắn, lộc tài, lộc phước. Vì thế vào đêm giao thừa, hay những ngày đầu năm mới, mọi người sẽ cùng nhau đến viếng chùa, đi nhà thờ để cầu chúc một năm mới suôn sẻ, bình yên.
Trong những ngày đầu năm, khi đến chùa, nhà thờ, mọi người sẽ được hái những lộc được treo trên cây mai, cây đào. Lộc ở đây có thể là những phong bao lì xì nhỏ, cũng có thể là những tấm thiệp, những tờ giấy nhỏ với những lời chúc tốt lành.
Hái lộc đầu xuân (Ảnh minh họa).
Bên cạnh đó cũng có quan niệm rằng vào đêm tối giao thừa, trên đường đi hội xuân về, mọi người sẽ bẻ lấymột cành lá cây nào đó. Vì theo quan niệm nếu có được một cành lá tươi tốt thì mọi việc sẽ thật tươi mới, may mắn trong năm.
Tuy nhiên ngày nay, phong tục này vẫn còn ít được duy trì do một số hành động quá khích, bẻ cây, phá hoại cây cối gây ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên.
Lễ mừng thọ
Ở các nước Tây Âu thường mừng thọ vào dịp kỷ niệm ngày sinh. Còn ở nước ta xưa kia, rất ít người nhớ chính xác ngày tháng năm sinh của mình, nhất là những người có tuổi nên vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thấp tuần, cửu tuần... tính theo tuổi mụ.
Mừng thọ đầu xuân là nét đẹp văn hóa cần được duy trì.
Ngày tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rảnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui. Cũng vào dịp đầu xuân, người có chức tước khai ấn, học trò sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, thợ thủ công khai công, người buôn bán mở hàng lấy ngày: Sĩ, nông, công, thương "tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thôn làm ăn suôn sẻ, đầu xuân chọn ngày tốt đẹp, bắt tay lao động sớm, tránh tình trạng cờ bạc, rượu chè, hội hè đình đám, vui chơi quá đà. Sau ngày mồng một, dù có mải vui tết, hoặc còn kế hoạch du xuân, đón khách, cũng chọn ngày "khai nghề", "làm lấy ngày".
Tục kiêng cữ
Theo quan niệm của người Việt: "có kiêng có lành", cộng thêm quan niệm ngày năm mới mọi việc nhất định phải suôn sẻ thì cả năm mới thuận lợi được. Nên vào những ngày Tết sẽ có những tập tục, thói quen, để kiêng kị những điều xấu, những điều không may mắn.
Trong số những điều kiêng cử thường là:
+ Kiêng quét nhà, kiêng đổ rác để những may mắn luôn ở trong nhà.
+ Tránh mặc trang phục màu trắng và màu tối, điều này là để tránh những điều xấu, tang khóc sẽ đến với gia đình vào ngày đầu năm mới, vì thế vào những ngày này mọi người thường mặc trang phục với màu sắc rực rỡ: đỏ, cam, vàng, xanh, bên cạnh đó mọi người dù điều kiện kinh tế thế nào cũng sẽ mau sắm, may những bộ trang phục mới vào ngày đầu năm.
+ Ngoài ra mọi người còn không được nói chuyện tục tĩu, nói những điều xui xẻo, chết chóc, không được khóc lúc mà phải luôn tươi cười vào những ngày Tết.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?