Giữa không gian tĩnh mịch, ánh sáng đèn điện soi rõ bàn tay người đang đào bới một khu mộ cũ.
Với bà, đến với nghề là cái tâm, nếu vì tiền thì giờ chắc không nghèo thế này |
Tiết trời về thu lạnh ngắt, nhưng bà vẫn mặc chiếc áo sơ mi mỏng xắn tay cao. Bằng bàn tay nhanh nhẹn, dạn dày kinh nghiệm, bà Lan cẩn thận rửa sạch từng khúc xương nhỏ rồi dùng nước thơm rửa hài cốt xếp ngay ngắn vào hòm sành. Cái cảm giác lúc ấy khiến người lần đầu chứng kiến phải ớn lạnh, sởn tóc gáy.
Chìa đôi bàn tay gầy còm ra, bà giãi bày: "Bàn tay này cầm hài cốt đã nhiều, nên giờ chẳng có ông nào dám cầm tay của tôi nữa".
Cơ duyên để người viết gặp được bà Đỗ Thị Lan ở thôn Gốc Mít, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, Lào Cai thật tình cờ, đó là trong lần đi công tác ghét vào nhà bà xin nước uống. Sau một hồi tỉ tê tâm sự, mới biết bà chủ nhà là người nổi tiếng mát tay trong việc "sang cát" cho người chết.
Bà Lan trò chuyện về nghề đặc biệt mình đang làm
Hôm đó, bà Lan đang chuẩn bị đi sang mộ cho cụ thân sinh ra ông Vù Sỉu Lành ở làng bên.
Bà bảo, công việc này chỉ làm vào thời gian lúc nửa đêm. Bởi khi "bốc mộ" người chết, người ta kị nhất là ánh nắng mặt trời, vì có ánh nắng chiếu vào sẽ làm hỏng xương.
Đặc biệt, hơi khí tích tụ dưới mộ khi cạy nắp quan tài ra cũng rất độc, ai không may mắn hít phải loại khí này rất dễ bị ngất hoặc bị ám ảnh tâm lý trong thời gian dài.
Ngay cả vào mùa đông, ban ngày dù không có ánh nắng mặt trời thì công việc "bốc mộ" cũng phải diễn ra trong đêm tối. Theo kinh nghiệm cha ông thì trời tối "cất nhà" cho người chết mới được mát mẻ và giúp người mất tìm đường về nhà dễ dàng hơn.
Để theo được nghiệp cha ông đã khó, để sống và tồn tại với cái nghề "đặc biệt" này càng khó khăn hơn. Bản thân là phụ nữ nên bà cũng chịu không ít áp lực từ dư luận xã hội.
Cuộc sống của bà Lan bị ám ảnh bởi những lời đồn thổi, những câu chuyện được dư luận thêu dệt kì dị. Có người bảo bà cao số, bị các hồn ma ám vào, cũng có người bảo cái nghề của bà nặng vía. Bằng chứng là bà đã có đến hai đời chồng nhưng đều "đứt gánh giữa đường".
Những lời thị phi, bà nghe nhiều thành quen, nên cũng không buồn nhiều, chỉ đáng tiếc những người thân cũng không mấy thông cảm cho công việc của bà. Vì thế, dù đã bước sang tuổi 80 nhưng bà Lan vẫn chỉ sống một mình.
Bà tâm sự: "Tôi có 6 người con, 26 cháu nội ngoại và 7 chắt. Các con cháu tôi đều lập nghiệp ở thành phố nhưng tôi nhất quyết không đi. Thành ra từ khi ông ấy mất, tôi vẫn sống một mình thế này".
Dứt lời, bà xòe đôi bàn tay đầy nốt chai sần vì phải cầm xẻng, cuốc đào đất, bà giãi bày nỗi lòng qua lời tâm sự buồn: "Bàn tay này cầm tay người chết đã nhiều, nên chẳng có ông nào dám cầm bàn tay của tôi nữa".
Công việc của một người "bốc mộ" khá phức tạp. Đúng 1h sáng, sau khi thắp hương, làm lễ đào thổ, bà dùng chiếc xẻng xúc những thớ đất đầu tiên trên ngôi mộ.
Sau đó, hai người đàn ông khác phụ bà xúc đất cho đến khi chạm chiếc quan tài. Bà dùng chiếc xẻng nhỏ cạy nắp quan tài rồi nhẹ nhàng nhặt từng khúc xương vụn cẩn thận rửa sạch với chậu nước lá đun sôi để nguội, sau đó bà rửa "hài cốt" lại bằng rượu gạo và xếp ngay ngắn từng bộ phận vào tiểu sành.
Bấm thời gian tính từ lúc đào mộ cho tới khi "hài cốt" được bỏ vào tiểu sành mất chừng 55 phút. Bà bảo: "Không nên để "xương cốt" ngoài trời quá lâu, vì không khí ngoài trời tác động vào sẽ làm hư hỏng hài cốt của người quá cố".
Hơn 30 năm gắn bó với công việc, bà Lan có không ít kỷ niệm nghề mà khi kể đến khiến người nghe phải giật mình kinh sợ. Đó là lần bà nhận lời "sang nhà" cho một thanh niên chết trẻ ở tận Lai Châu.
Người thanh niên này được chôn cất cách đây 6 năm, vì gia đình có điều kiện nên khi chôn cất, quan tài được đặt làm bằng một loại gỗ rất tốt, bản thân anh này trong thời kỳ mang bệnh cũng được gia đình chạy chữa bằng nhiều loại thuốc bổ. Có lẽ, vì thế mà để cho chắc ăn gia đình đã để đúng 6 năm sau mới quyết định "sang nhà".
12h đêm, gia đình đưa bà Lan cùng một thầy cúng xuống khu mộ để làm lễ, vì thầy bói phán chưa đến giờ lành nên việc "sang nhà" cho người thanh niên phải dời lại đến 4h sáng.
Khi quan tài được bật nắp lên, tất cả đều giật mình kinh sợ khi chứng kiến cảnh tượng trước mắt. Thân thể của người thanh niên vẫn còn nguyên vẹn như một người sống, không những không bị thối rữa mà da dẻ vẫn còn lành nguyên.
Nhìn cảnh tượng đó, người thân trong gia đình có người sợ hãi ngất ngay tại chỗ, có người khóc lên, khóc xuống vì thương xót.
Sau khi tham khảo ý kiến, gia đình quyết định chôn người thanh niên lại lần nữa. Và họ đã để đúng bốn năm sau mới quyết định "sang nhà" lại. Lần đó cũng chính bà Lan "cất nhà", và đã không gặp phải cảnh đau lòng như lần trước.
Vấn đề tâm linh nhiều khi rất khó tin và khó lý giải bởi những hiện tượng kì bí bất ngờ xảy ra. Nhưng với công việc "đặc biệt" này thì cũng phải có một chút tín ngưỡng. Làm cái nghề "đặc biệt" này không chỉ dựa vào kinh nghiệm gia truyền mà còn cần cái duyên với nghề.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?