Vào sáng ngày 2-2, một chiếc thuyền buôn lậu chở người di cư đã bị lật ngoài khơi bờ biển Libya. Vụ tai nạn khiến khoảng 90 người trên tàu có khả năng thiệt mạng...
![]() |
|
Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), ước tính 90 người di cư có khả năng đã bị chết đuối, chỉ có 3 người may mắn sống sót và mới chỉ vớt được 10 thi thể.
Bà Olivia Headon, phát ngôn viên của IOM cho biết: "Chúng tôi chỉ mới nhận được tin rằng hầu hết người có mặt trên thuyền là người Pakistan, tuy nhiên chúng tôi vẫn cần phải xác nhận lại số lượng người và quốc tịch của họ. Tôi tin rằng lực lượng bảo vệ bờ biển Libya đang nỗ lực tìm kiếm những người sống sót".
Đội cứu hộ đã cứu được 329 người tị nạn và nhập cư, hầu hết họ đến từ Eritrea và
Bangladesh vào ngày 27-1-2018. Ảnh: SCMP
Bà Headon cũng cho biết số lượng người Pakistan cố gắng vượt Địa Trung Hải để tới Ý và châu Âu đã tăng lên đáng kể. Năm ngoái, trong số người di cư đến châu Âu, người Pakistan đứng ở vị trí thứ 13 tuy nhiên trong tháng 1 năm nay đã tăng lên vị trí thứ 3.
Một phát ngôn viên khác của IOM, ông Leonard Doyle cho biết chiếc thuyền được cho là đã rời bờ vào ngày 1-2 trước khi bị lật vào sáng ngày 2-2.
Bộ Ngoại giao Pakistan tuyên bố 11 công dân nước này đã thiệt mạng trong vụ việc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, ông Mohammad Faisal cho biết các nhà ngoại giao Pakistan đã đến bờ biển Libya để tìm hiểu chi tiết tình hình và bắt đầu quá trình đưa các thi thể về nước.
Người di cư thường chen chúc trên một chiếc thuyền nhỏ xuất phát từ Libya
với hy vọng cập bến châu Âu. Ảnh: AP
Trong tháng 1 có hơn 6.600 người vượt Địa Trung Hải, hai phần ba trong số họ tìm đường đến Ý. Khoảng 250 người đã thiệt mạng trong quá trình di cư này.
Libya là cửa ngõ chính cho người di cư đến châu Âu bằng đường biển. Tuy nhiên dưới sức ép từ Ý và EU, chính quyền Libya đã bắt đầu chặn các chuyến di cư này, khiến số lượng người di cư giảm đáng kể từ tháng 7-2017.
Trong vòng 4 năm qua, ước tính có hơn 600.000 người đã di cư từ Libya đến Ý. Những tháng gần đây, lực lượng bảo vệ bờ biển Libya đã mạnh tay hơn trong việc ngăn chặn người nhập cư và đưa họ trở lại Libya.
Tuy nhiên theo Tổ chức Theo dõi nhân quyền, các nhà hoạt động đã chỉ trích chính sách này, cho rằng người nhập cư thường phải đối mặt với nghèo đói và bóc lột lao động tại Libya. Người nhập cư bị bắt trên đường đến Ý sẽ bị đưa vào các trung tâm giam giữ đông đúc dưới sự quản lý của Bộ Nội vụ.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài


-
Tiên đoán đầu tiên của bà Baba Vanga về năm 2025 đã ứng nghiệm
-
Bảng xếp hạng tỷ phú 2025: Elon Musk chiếm ngôi vị người giàu nhất thế giới, Việt Nam có 5 đại diện
-
Trung Quốc vừa phát hiện mỏ vàng khổng lồ, có thể lớn nhất thế giới
-
Hành trình như cổ tích: Từ cậu bé mồ côi ở Sóc Trăng trở thành Phó Thủ tướng trẻ nhất nước Đức




-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển