Trước khi gây ra vụ bắt cóc con tin tại trường mầm non 10A, hung thủ Cao Quốc Huy đã từng giết người khi đang còn là học sinh và bị buộc đi điều trị tâm thần.
Tên Cao Quốc Huy khi bị bắt |
CL&XH đã đến Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (Đồng Nai) để tìm hiểu...
Án mạng từ hồ sơ bệnh viện
Huy sinh năm 1984, thời điểm sinh nở, mẹ của Huy sức khỏe yếu, các bác sĩ phải phẫu thuật hút thai nhi ra, chăm sóc đặc biệt. Huy lớn lên khỏe mạnh bình thường nhưng đến năm 1999, khi đang là học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Thái Bình thì Huy phát bệnh.
Huy thường kêu đau đầu và lên gác nằm một mình, không nói chuyện với ai. Khi nhà trường đề nghị cho Huy nghỉ học, mẹ Huy chuyển con sang trường dân lập Hồng Đức. Tại đây, Huy quen thân với bạn là Hoàng Quốc Hùng. Được một thời gian, bệnh tình tiếp tục trở nặng, gia đình chạy chữa cho Huy bằng thuốc Nam, thuốc Bắc và cả bùa phép nhưng không biến chuyển.
Cả năm lớp 10 Huy xếp loại học lực kém và phải thi lại nhiều môn. Nhà trường lại khuyên gia đình cho Huy nghỉ học đi trị bệnh và người nhà tiếp tục làm thủ tục xin cho con sang trường dân lập Bắc Sơn. Năm 2002, đang học lớp 12, gia đình xin nhà trường cho Huy vừa đi học vừa trị bệnh nhưng Huy nói mình chán học, đau đầu khó chịu nên không thích đi học nữa.
Ở nhà, Huy nhớ lại lúc học cùng lớp 10 với Hoàng Quốc Hùng và thường xin Hùng chép bài nhưng Hùng không cho. Huy nuôi ý định trả thù nên đi mua một con dao và một lít dầu cất sẵn. Ngày 14/4/2002, Huy gọi điện rủ Hùng đến nhà chơi và Hùng đến chở Huy bằng xe máy. Khi đi, Huy đã dắt sẵn dao trong người và treo can dầu trước xe Hùng nhưng nạn nhân không hề để ý. Gần 2 tiếng đồng hồ sau, cả hai ra về. Khi đi đến đoạnđường vắng, Huy ngồi sau dùng dao đâm liên tiếp vào lưng và hông Hùng. Hùng lạng quạng làm cả hai té xuống. Do vết thương quá nặng và mất nhiều máu nên Hùng chết trên đường đi cấp cứu. Huy bỏ chạy thì bị người dân truy bắt.
Hồ sơ bệnh án của Cao Quốc Huy lưu tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 mang mã số 713/21.
Cao Quốc Huy xuất viện bằng cách nào?
Sau khi khởi tố, bắt tạm giam Cao Quốc Huy về tội giết người, ngày 15/1/2003, cơ quan CSĐT Công an TPHCM đưa Huy đến Bệnh viện tâm thần Biên Hòa để giám định pháp y tâm thần. Sau 12 ngày theo dõi lâm sàng, ngày 27/1/2003, Bệnh viện cho Huy xuất viện trả về Trại giam Chí Hòa, với định bệnh: “Tâm thần phân liệt đơn thuần”. Sau đó, Viện KSND TP.HCM 2 lần tổ chức giám định. Đến ngày ngày 10/3/2003, Viện KSND TP.HCM lại ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với Huy. Từ trại giam Chí Hòa, Huy được chuyển đến Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 để điều trị bệnh tâm thần phân liệt.
Tiến sĩ Bùi Thế Khanh, Giám đốc Bệnh viện cho biết: Quy trình giám định và điều trị cho bệnh nhân tâm thần theo yêu cầu của cơ quan pháp luật trước đây đều do bệnh viện đảm nhận (Từ năm 2007, Viện Giám định pháp y tâm thần phân viện phía Nam đã tách khỏi bệnh viện và có chức năng giám định, điều trị bệnh nhân theo yêu cầu của cơ quan pháp luật).
Theo quy trình nghiêm ngặt nói trên, sau khi cơ quan tố tụng xét thấy đối tượng có biểu hiện bệnh thì ra văn bản yêu cầu giám định. Nếu giám định đối tượng có bệnh thì Viện KSND hoặc Tòa án phải ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh cho đối tượng thì bệnh viện mới tiếp nhận. Rồi sau khi bệnh nhân điều trị, nếu có kết quả phục hồi bệnh tình khả quan, bệnh viện sẽ thông báo bằng văn bản cho cơ quan tố tụng (cơ quan CSĐT, Viện KSND, Tòa án). Cơ quan tố tụng sẽ tiếp tục yêu cầu giám định lại một lần nữa, nếu vẫn có kết quả đối tượng, bị can, bị cáo đã khỏi bệnh thì cơ quan tố tụng phải ra quyết định đình chỉ bắt buộc chữa bệnh và bệnh viện sẽ trả đối tượng về cơ quan tố tụng. Trường hợp của Cao Quốc Huy, sau khi có quyết định bắt buộc chữa bệnh của Viện KSND TP.HCM, thì hồ sơ lưu trữ tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (Bệnh viện tâm thần Biên Hòa cũ) dày hơn 50 trang, đã ghi chép tỉ mỉ từng sinh hoạt của bệnh nhân này và có chữ ký của các bác sĩ theo dõi. Vào viện, những ngay đầu Huy càng lầm lì không nói, hay mê sảng và không chịu uống thuốc. Thỉnh thoảng đang đêm Huy lại thức giấc, ngồi nói một mình và kêu nhức đầu. Về sau, Huy có dấu hiệu chuyển biến tốt, biết vâng lời bác sĩ, y tá và chịu uống thuốc đều đặn.
Ngày 20/4/2004, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 ra thông báo gửi Viện KSND và Công an TP.HCM về việc can phạm Huy điều trị bắt buộc đã ổn định. Thông báo do trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, bác sĩ Trần Thanh Quang ký ghi rõ: Sau 13 tháng 8 ngày điều trị, tình trạng tâm thần của Cao Quốc Huy đã ổn định, không cần chế độ điều trị bắt buộc nữa. Văn bản yêu cầu Viện KSND TP.HCM cho trưng cầu giám định lại theo thủ tục; nnếu kết quả giám định cho thấy can phạm đã khỏi bệnh thật thì Viện sẽ sớm ra quyết định đình chỉ, giúp bệnh viện giảm số lượng bệnh nhân. Để tìm hiểu chuyện sau thông báo này của bệnh viện, hành trình ra viện của Cao Quốc Huy là đã đi thẳng về nhà hay về cơ quan điều tra, CL&XH được ông Nguyễn Khoa Băng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 cho tiếp cận hồ sơ của Cao Quốc Huy. Qua đó, thấy không hề có 3 văn bản theo quy trình là: biên bản giám định tâm thần lại, quyết định đình chỉ điều trị bắt buộc và giấy xuất viện theo đúng quy trình thủ tục. Sau đó CL&XH có đặt câu hỏi về việc can phạm Cao Quốc Huy đã được về nhà xuất phát từ nhận định tích cực của bệnh viện trong thông báo gửi VKSND và Công an, để hệ quả là 8 năm sau khi được trả về nhà, can phạm lại gây án nghiêm trọng khi bắt cóc 2 trẻ em tại trường mầm non: trong trường hợp này trách nhiệm của bệnh viện là đến đâu và nếu trong trường hợp giám định mới của Cao Quốc Huy sau vụ án bắt cóc trên cho thấy, can phạm vẫn bị bệnh tâm thần thì thông báo trước đây của bệnh viện có sai sót gì về mặt chuyên môn, ông Băng cho biết, vụ việc đã quá lâu và ông không trực tiếp tham gia điều trị nên không có ý kiến.
Tuy nhiên, ông khẳng định thông báo của bệnh viện chỉ có tính chất cho cơ quan tố tụng tham khảo để ra quyết định giám định lại. Trường hợp cua Cao Quốc Huy, có lẽ là do hồ sơ bị thiếu hoặc thất lạc. Trong những trường hợp như thế này, bệnh viện làm rất chặt chẽ, nên không tự ý thả người vì thẩm quyền hoàn toàn thuộc Viện KSND TP.HCM và việc đưa can phạm tái hòa nhập cộng đồng cũng do cơ quan này tổ chức.
Như vậy, Quy trình chữa trị bắt buộc được Cơ quan tố tụng và Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 đều xác nhận là rất chặt chẽ, nhưng việc Cao Quốc Huy thoát khỏi quy trình ở công đoạn nào thì chưa ai nắm rõ.
- Chủ xe có thể bị xử phạt nặng nếu cho người khác mượn xe! Cập nhật ngay quy định mới tránh 'vạ lây' nghiêm trọng
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?