Hàng loạt vụ tố cáo lãnh đạo các trường đại học trong nước sử dụng văn bằng rởm, sao chép luận án mới đây khiến dư luận càng thêm băn khoăn.
Cần có quy định về việc chứng thực văn bằng cũng như xác định cụ thể mức độ sử dụng và trích dẫn tài liệu trong các luận án |
Thanh tra bận rộn xác minh tố cáo
Công bố mới nhất của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho thấy hàng loạt tố cáo các thành viên Ban Giám hiệu trường ĐH Chu Văn An sử dụng văn bằng không hợp chuẩn và mạo nhận học vị có nhiều nội dung là có cơ sở. Trong đó, nội dung tố cáo ông Dương Phan Cường, Chủ tịch HĐQT, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Chu Văn An, ông Ngô Thế Trường, Phó Hiệu trưởng phụ trách quản lý sinh viên, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo có hành vi sử dụng văn bằng Tiến sỹ rởm; tố cáo ông Trần Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng phụ trách xây dựng có hành vi mạo nhận học vị Thạc sỹ.
Sự việc diễn ra từ tháng 8/2013. Sau hơn 4 tháng xác minh, ông Phạm Ngọc Trúc, Phó chánh Thanh tra Giáo dục, Bộ GD-ĐT công bố, với các tài liệu, bằng chứng thu thập được, Thanh tra Bộ kết luận ông Dương Phan Cường được Viện Hàn lâm quốc tế về nghiên cứu hệ thống Liên bang Nga hướng dẫn nghiên cứu sinh dưới hình thức từ xa. Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án, ông Cường đã được cấp bằng Phó Tiến sỹ. Do vậy, nội dung tố cáo ông Dương Phan Cường sử dụng văn bằng rởm là sai. Ông Trần Anh Tuấn tốt nghiệp ĐH tại Tiệp Khắc (nay là Cộng hòa Czech) với học vị Kỹ sư năm 1986.
Theo điều 46, khoản 4, Luật số 111/1998 Sb., về các trường Đại học và về sửa đổi và bổ sung các điều luật khác thì học vị Kỹ sư được phong cho những người tốt nghiệp khóa học trong chương trình đào tạo Thạc sỹ”. Như vậy, việc tố cáo ông Tuấn “mạo nhận” học vị Thạc sỹ là không đúng. Tuy nhiên, với trường hợp ông Ngô Thế Trường, dù bảo vệ thành công luận án tiến sỹ và được ĐH Nam Thái Bình Dương cấp bằng nhưng trường này lại có tên trong danh sách các cơ sở giáo dục chưa được kiểm định chất lượng giáo dục tại Hoa Kỳ nên bằng Tiến sỹ của trường ĐH Nam Thái Bình Dương chưa được công nhận tại Việt Nam.
Đây là một trong số các vụ việc được công bố rõ ràng. Tuy nhiên, không ít vụ việc vẫn còn đang trong quá trình xác minh. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT đau đầu với vụ ông Hoàng Xuân Quế, Phó Viện trưởng Viện Tài chính - Ngân hàng, Trường ĐH Kinh tế quốc dân bị tố sao chép luận án Tiến sỹ của nghiên cứu sinh Mai Thanh Quế khi phải nhờ vào phân xử của tòa án. Và mới đây nhất là vụ tố cáo Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội đạo luận án Phó tiến sỹ khoa học cũng đang trong quá trình xác minh.
Xử lý liệu có dứt điểm?
Với kết quả từ Hội đồng xác minh luận án Tiến sỹ của ông Hoàng Xuân Quế, Bộ GD-ĐT cho rằng mức độ sao chép là 52,5/159 trang của luận án (khoảng 30,02%), luận án của ông Hoàng Xuân Quế không được coi là một công trình khoa học hoàn chỉnh và gần như không còn giá trị trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn. Với kết luận này, ngày 11/10/2013, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã ký quyết định 4674/QĐ-BGĐT thu hồi bằng Tiến sỹ đối với ông Hoàng Xuân Quế. Đồng thời với đó, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước cũng đã có quyết định hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS đối với ông Hoàng Xuân Quế. Tuy nhiên, vụ việc chưa chính thức khép lại vì ông Hoàng Xuân Quế đã đệ đơn ra Tòa án kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Bước vào đầu năm 2014, việc sao chép luận án lại tiếp tục bị lên tiếng với đơn của ông Nguyễn Ngọc Thành, giảng viên bộ môn Hàn, trường ĐH Bách khoa Hà Nội gửi Bộ GD-ĐT tố cáo Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội đạo luận án Phó tiến sỹ hồi năm 1996. Theo đơn tố cáo này, luận án Phó tiến sỹ khoa học Toán - Lý của PGS.TS Nguyễn Cảnh Lương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã sao chép nhiều nội dung trong luận án Phó tiến sỹ khoa học của PGS.TS Đặng Văn Khải, được bảo vệ trước đó 10 năm. Điều đáng nói là luận án của ông Nguyễn Cảnh Lương không ghi nguồn trích dẫn.
Trước sự việc này, ông Bùi Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH cho biết, Bộ đã có buổi làm việc trực tiếp với Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và đang trong quá trình xác minh vụ việc theo đơn tố cáo. Kết quả đúng, sai thế nào sẽ được Bộ công bố công khai để xã hội được biết.
Có thể thấy, các vụ việc trên đều đang được Bộ GD-ĐT xác minh, làm rõ. Tuy nhiên, những lỗ hổng về quy định của Bộ GD-ĐT trong việc chứng thực văn bằng cũng như xác định cụ thể về mức độ sử dụng, trích dẫn tài liệu trong các luận án Tiến sỹ, Phó Tiến sỹ… đang khiến dư luận nghi ngờ về trình độ thật của những trường hợp bị tố cáo. Được biết, trong quá trình xác minh tố cáo, Thanh tra Bộ GD-ĐT đã phải kiến nghị Bộ GD-ĐT ban hành văn bản quy định việc bắt buộc người Việt Nam công tác trong ngành giáo dục và đào tạo có bằng do nước ngoài cấp phải làm thủ tục công nhận văn bằng trước khi sử dụng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?