Người dân nuôi bò sữa ở huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) tập trung trước trạm thu mua của Công ty cổ phần Đà Lạt Milk để đổ bỏ sữa bò vì công ty này vi phạm hợp đồng.
Các hộ chăn nuôi phản đối các công ty thu mua bằng các đổ sữa ngay trước trạm thu mua. |
Theo phản ánh của người dân, thay vì "thu mua toàn bộ" như hợp đồng đã ký kết với nông dân, mới đây, Công ty cổ phần Đà Lạt Milk chỉ thu mua ở mức khống chế 16 lít sữa trên một con bò cho sữa đã ký kết (trong khi trung bình mỗi ngày một con bò sữa ở Lâm Đồng cho thu không dưới 20 lít, có con cho đến 30 - 35 lít).
Bán đổ bán tháo sữa "thừa"
Cách nay 3 hôm - ngày 8/1, Đà Lạt Milk đột ngột ra thông báo: Công ty chỉ thu mua 16 lít sữa mỗi ngày đối với 1 con bò sữa đã ký kết. Như vậy, tính trung bình mỗi con bò sữa ở Lâm Đồng cho "thừa" cả chục lít sữa. Với lượng sữa "thừa" này, nông dân Lâm Đồng phải bán đổ bán tháo với giá 6.000 - 10.000 đồng/lít; trong khi giá thu mua theo hợp đồng của các công ty là 13.000 - 14.000 đồng. Thêm vào đó, hàng trăm hộ nông dân chưa được ký kết hợp đồng với các công ty hiện có hàng ngàn con bò sữa cũng không biết phải làm gì với những con bò hằng ngày đều đặn cho sữa.
Anh Trịnh Văn Trọng ở thôn 2, xã Đạ Ròn (Đơn Dương) nói với giọng buồn rầu: "Năm 2013, thấy nghề nuôi bò sữa cho thu nhập ổn định, tôi đánh liều cầm sổ đỏ đi vay ngân hàng 300 triệu đồng để mua mấy con bò. Đến nay, đàn bò của tôi lên đến 12 con. Trong số đó, có gần một nửa đã cho sữa. Hiện mỗi ngày tôi thu gần 100 lít sữa. Tôi chưa ký được hợp đồng với công ty sữa nào cả nên hằng ngày phải mang sữa bán cho các cơ sở làm sữa chua với giá trên dưới 5.000 đồng/lít nhưng vẫn cứ bị họ chê ỏng chê eo. Có hôm ế ẩm phải mang về cho hàng xóm nhưng rồi cũng không ai thèm nhận, đành phải đổ bỏ".
Tương tự, chị Trần Thị Liễu ở thôn Suối Thông B, xã Đạ Ròn (Đơn Dương) than thở: "Dốc toàn bộ vốn liếng, gia đình tôi mua 2 con bò sữa với giá hơn 80 triệu đồng một con để mong được "đổi đời". Nào ngờ, đến nay, bò bắt đầu cho sữa, chạy đôn chạy đáo khắp nơi nhưng sữa không thể tiêu thụ được nên tôi đành kêu người bán bò để mong thu hồi lại chút vốn nào hay chút đó. Trước, mua đến hơn 80 triệu một con; nay kêu bán với giá không đến 50 triệu đồng, vẫn không có người dám mua".
Các hộ chăn nuôi phản đối các công ty thu mua bằng các đổ sữa ngay trước trạm thu mua. |
Đàn bò sữa phát triển quá nhanh
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Lâm Đồng, hiện cả tỉnh này có đến 13.600 con bò sữa. Như vậy, so với quy hoạch, con số này cao hơn 4.400 con (quy hoạch đến 2015 Lâm Đồng phát triển chỉ 9.200 con bò sữa). Trong tổng đàn bò sữa ở Lâm Đồng, số bò cái hiện đang cho sữa chiếm khoảng trên 50%; tính trung bình, mỗi ngày, đàn bò sữa của tỉnh này cung cấp cho thị trường khoảng 100 tấn (năm 2014, sản lượng sữa bò của Lâm Đồng đạt trên 36.000 tấn).
Tại xã Đạ Ròn - một trong các xã chăn nuôi bò sữa lớn của huyện Đơn Dương, theo quy hoạch đến 2015, xã phấn đấu có khoảng 1.500 con bò sữa; đến năm 2020, con số này sẽ là 2.000 con. Thế nhưng, theo thống kê của UBND xã Đạ Ròn, chỉ mới đến cuối năm 2013, đàn bò sữa của xã đã lên đến 1.800 con; và đến thời điểm hiện tại, con số này đã lên đến hơn 2.400 con. Bà Lê Thi Bé - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đơn Dương cho biết: "Đạ Ròn nói riêng và huyện Đơn Dương nói chung, đàn bò sữa trong dân phát triển quá nhanh, phát triển ngoài tầm kiểm soát của địa phương. Hiện cả huyện Đơn Dương có đến 9.600 con bò sữa, nhiều hơn 1.500 con so với quy hoạch chung được "ấn định" trước đây". Đây cũng là lý do chính khiến cho đàn bò sữa của cả tỉnh Lâm Đồng cao hơn 4.400 con so với kế hoạch hiện nay (13.600 con so với 9.200 con).
Lãnh đạo huyện Đơn Dương cho biết, mặc dầu vốn đầu tư nuôi bò sữa là không nhỏ (trước đây, một con bò sữa có giá những 70 - 100 triệu đồng) nhưng vì lợi nhuận, nhiều hộ đã dồn toàn bộ vốn liếng và cả vay nợ ngân hàng để mua bò về nuôi. "Số hộ có nuôi bò nhưng không "khai báo" chắc chắn là còn nhiều lắm. Còn theo số liệu thống kê được từ các hộ đã "khai báo" thì hiện cả tỉnh có hơn 200 hộ nuôi khoảng 1.000 con bò chưa được ký hợp đồng với các công ty (VinaMilk, DalatMilk Cô gái Hà Lan) nên đang phải bán đổ bán tháo sữa bò" - ông Lê Văn Minh, GĐ Sở NNPTNT Lâm Đồng, cung cấp thông tin.
Ông Ngô Minh Hải - Tổng GĐ Dalat Milk - giải thích: "Công suất tối đa của nhà máy chế biến sữa của Công ty chỉ 4 tấn sữa mỗi ngày. Nhưng mấy ngày qua, có ngày chúng tôi "buộc phải" thu mua đến những 9 tấn nên gây quá tải, khiến chúng tôi bị thiệt hại không nhỏ về kinh tế; bởi sữa thu mua không thể bảo quản lâu được".
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- 7 ngày nữa nếu muốn xuất nhập cảnh, công dân bắt buộc phải thực hiện quy định mới này
- Có 1 người kiếm tiền nhiều hơn cả Elon Musk nhưng không lọt top 10 người giàu nhất thế giới, là ai?
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Đàn ông sở hữu 4 đặc điểm này trên mặt, 'cầm chắc số' giàu sang phú quý
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?