Nghiên cứu trên 100 người tử vong do tai nạn giao thông có liên quan đến rượu bia cho thấy, 82% nạn nhân có nồng độ cồn trong máu hơn 50mg/100 ml máu.
![]() |
|
Nhiều vụ tai nạn giao thông kinh hoàng do tài xế sử dụng rượu bia
Tại hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia do Bộ Y tế tổ chức chiều 6-5, bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế cho biết, liên tiếp các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn cả nước 2 tháng vừa qua liên quan đến tài xế có nồng độ cồn trong máu.
Một nghiên cứu trên 100 người tử vong do tai nạn giao thông có liên quan đến rượu bia tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Việt Đức cho thấy, 82% nạn nhân có nồng độ cồn trong máu hơn 50mg/100 ml máu. Đa số là tai nạn nghiêm trọng, có 68% nạn nhân có thời gian sống dưới 30 phút sau tai nạn.
Bộ Y tế cũng cho biết, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), rượu bia làm chậm phản ứng của cơ thể khoảng 10-30%, làm hạn chế khả năng phối hợp giữa các bộ phận cơ thể, hạn chế khả năng nhận biết các vật từ xa, tầm nhìn ban đêm có thể giảm tới 25%.
Thậm chí, người điều khiển xe máy có nồng độ cồn trong máu trên 50mg/dl (tương đương với 2 lon bia 330ml) có nguy cơ tai nạn giao thông tăng gấp 40 lần so với người không uống.
Bà Vũ Thị Minh Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế - Bộ Y tế cho biết thêm, lạm dụng rượu bia gây ra 6 hậu quả về kinh tế, trật tự an toàn xã hội, bạo lực gia đình, tổn thất sức lao động, tác động đến phụ nữ và trẻ em, bất bình đẳng xã hội và hậu quả về môi trường.
Theo WHO, phí tổn kinh tế do rượu bia chiếm từ 1,3%-12% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của mỗi quốc gia, trong đó chi phí gián tiếp lớn hơn nhiều lần so với chi phí trực tiếp.
Cũng tại buổi cung cấp thông tin báo chí nói trên, Bộ Y tế cho biết, hậu quả xã hội của sử dụng rượu bia ở Việt Nam luôn ở mức cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Do đó, cần phải khẩn trương hoàn thiện hành lang pháp lý với những quy định đủ mạnh để kiểm soát tác hại do sử dụng rượu bia gây ra.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”


-
Ăn nhiều 4 loại cá này sớm muộn gì cũng ung thư
-
Những bộ phận cực độc ở tôm, tránh ngay kẻo 'rước họa vào thân'
-
3 loại rau dễ 'ngậm' hóa chất, lại còn là ổ ký sinh trùng nhưng người Việt rất hay ăn
-
Nếu cơ thể xuất hiện 4 dấu hiệu bất thường liên tiếp, có thể ung thư dạ dày đã đến cửa, hãy kiểm tra kịp thời


-
Người Việt Nam có thể tiêu tiền Việt khi đến những quốc gia này, thoải mái du lịch mà chẳng cần lo đổi tiền
-
Ngày mai là Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 âm lịch: Thắp hương khung giờ nào đẹp nhất?
-
Đời thăng trầm của con nuôi hai 'Ông hoàng cải lương Hồ quảng': Thần đồng từ nhỏ, mất 4 người thân trong 2 tháng


-
Dự kiến có 34 tỉnh thành sau sáp nhập mới nhất theo Tờ trình 624
-
06 Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 04 năm 2025
-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Xảy ra động đất cần làm gì để thoát hiểm?
-
Số thuê bao di động phải xác thực qua VNeID để khẳng định thuê bao chính chủ
-
Chính thức: Đảng viên sinh con thứ ba trở lên không còn bị kỷ luật
-
Ca sĩ nổi tiếng cưới đại gia Việt kiều: 25 năm không có con chung, sở hữu nhiều BĐS tại Mỹ
-
Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2025