“Giờ tôi chỉ mong đòi được phần đất của mình để bán lấy tiền trả nợ, còn dư đồng nào dùng an dưỡng tuổi già".
Kẻ bất hiếu dựng mộ trên mảnh đất mẹ con tranh chấp (Ảnh minh họa) |
Chồng mất sớm, bà Lê Thị Hồng (SN 1940, ngụ thôn Phúc Minh, xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) thủ tiết nuôi con một mình. Cứ tưởng khi lớn lên con cái sẽ trân trọng sự vất vả của mẹ mà ra sức báo đáp, thế nhưng khi người con trai độc nhất lập gia thất cũng là lúc mâu thuẫn tranh chấp đất đai giữa hai mẹ con xảy ra, khiến tình mẫu tử bị chia lìa.
Mẹ già bị con trai độc nhất đánh đập?
Năm 26 tuổi bà Hồng lấy chồng người cùng làng. Ba năm sau khi cưới, chồng mất vì chiến tranh. Thời điểm này, bà Hồng mang thai được 3 tháng. Năm 1970 bà Hồng sinh hạ con trai và đặt tên Đào Văn Châu. Từ đó đến nay, bà Hồng không đi bước nữa, chỉ ở vậy nuôi con. Năm 1979, nhận thấy bà Hồng không có đất xây nhà (trước đó ở với bố mẹ chồng), chính quyền xã Hành Thuận cấp cho thửa đất có diện tích 1.914m2 tại thôn Phúc Minh, để bà an cư lạc nghiệp. Sau đó, bà Hồng xây một ngôi nhà cấp bốn và hai mẹ con chuyển về đây sinh sống. Cũng tại ngôi nhà này, khi trưởng thành anh Châu lấy vợ và sinh được hai người con.
Tuy nhiên, từ khi anh Châu lấy vợ, giữa bà và vợ chồng người con thường phát sinh mâu thuẫn trong sinh hoạt. Theo bà Hồng, lúc nào trong nhà bà cũng xảy ra cãi cọ, thậm chí có thời điểm bà Hồng còn bị vợ chồng con trai đánh đập. Do không chịu được cảnh sống trên, năm 1997 bà Hồng chuyển về ở tại nhà bố mẹ chồng và để lại ngôi nhà mới xây cho vợ chồng con sinh sống.
Bà Hồng cho biết, bản thân bà không có nghề nghiệp ổn định, lại không có sức khỏe để làm ruộng nên bà đi bán vé số kiếm ăn qua ngày. Năm 2011 nhận thấy sức khỏe mình không được tốt, lại cần tiền trả nợ vay làm nhà cũng như an dưỡng tuổi già, bà làm đơn gửi chính quyền, xin cho tách thửa đất của mình trước đây ở thôn Phúc Minh thành hai thửa đất. Phần diện tích 1.063m2 bà Hồng liên hệ bán, thửa còn lại có diện tích 851m2 (bao gồm nhà và một số vật chất khác), bà Hồng để cho con sử dụng. Tuy nhiên, đề nghị trên của bà đã không được anh Châu đồng ý, từ đó nảy sinh tranh chấp và khiếu kiện ra tòa án.
Mẹ con 3 lần kiện nhau ra tòa
Tại phiên sơ thẩm diễn ra vào cuối tháng 4/2013, người mẹ đã chứng minh, thửa đất tranh chấp vốn được chính quyền cấp cho bà. Năm 1999, bà đi làm ăn xa, con trai ở nhà tự ý đăng ký, kê khai quyền sử dụng đất sang tên mình và được UBNN huyện Nghĩa Hành chấp thuận. Đến năm 2006, biết được sự việc trên, bà đã làm đơn yêu cầu NBND huyện đổi lại tên mình. Thực tế rành rành, nhưng anh Châu không đồng thuận và luôn gây cản trở việc bà chuyển nhượng đất. Mặt khác, xã Hành Thuận cũng không đồng ý chứng thực vào hợp đồng chuyển nhượng đất của bà với lý do “đất cấp cho hộ gia đình, và con trai bà Hồng không đồng ý”. Qua hòa giải tại xã Hành Thuận, người con vẫn không chấp nhận nên buộc bà tiếp tục đơn lên tòa án nhờ can thiệp
Trong khi đó, bị đơn Châu cho rằng, nguyên 2 thửa đất cũ thực hiện chính sách Hợp tác xã và cải tạo đất ở miền Nam sau giải phóng, xã Nghĩa Hành giao cho hộ gia đình do mẹ làm chủ hộ “chứ không phải cấp riêng cho mẹ tôi”. Mặt khác, từ năm 1993, anh Châu lập gia đình, đã khai thác, sử dụng mảnh đất này và vợ chồng anh là người nộp thuế. Năm 1999 nhà nước thông báo kê khai ruộng đất, lúc này mẹ đi làm ăn xa nên anh đứng ra đăng ký và được huyện Nghĩa Hành cấp sổ đỏ. Đến năm 2006, mẹ anh khiếu nại việc chuyển đổi tên, nên sau đó huyện đã cấp đổi lại cho mẹ anh đứng chủ hộ. Do đó, anh Châu chỉ đồng ý chia đất với điều kiện, mẹ anh là một thành viên trong gia đình có 5 người và bà chỉ nhận được… 1/5 tổng diện tích hai thửa đất trên.
Sau khi nghe các bên liên quan trình bày, tòa án huyện Nghĩa Hành xử giao cho bà Hồng sử dụng diện tích đất 684m2, anh Châu được tổng diện tích 1.245,87m2. Không chấp nhận kết quả trên, bà Hồng kháng cáo. Cuối tháng 7/2013 TAND tỉnh Quảng Ngãi xem xét lại từ đầu toàn bộ hồ sơ của cấp sơ thẩm và tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, yêu cầu giải quyết lại. Đến cuối tháng 3/2014, TAND huyện Nghĩa Hành tiếp tục mở phiên tòa sơ thẩm xét xử lại vụ án. Kết quả phiên tòa này cũng không có gì thay đổi so với các bản án tuyên trước đó, vì vậy bà Hồng lại một lần nữa làm đơn kháng cáo gửi TAND tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 16/7/2014, TAND tỉnh Quảng Ngãi mở phiên tòa phúc thẩm, tuyên giữ nguyên bản án cấp sơ thẩm, không chấp nhận đơn kháng cáo của bà Hồng.
Con trai “khủng bố tinh thần” mẹ?
Bà Hồng trình bày, sau nhiều lần làm đơn khởi kiện cũng như kháng cáo, nhưng vẫn chỉ giữ lại cho mình diện tích 684m2 đất, khiến bà không khỏi bức xúc. Bà Hồng vẫn một mực cho rằng, tại thời điểm được giao đất (năm 1979) gia đình bà cho có hai người. Hơn nữa lúc đó con trai bà mới 8 tuổi, là người ăn theo, nên chỉ bà với con trai bà mới có quyền sử dụng. Nay đem ra khởi kiện, thay vì chia đất thành hai phần, tòa đã chia thành 5 phần, như vậy không hợp lý. Do cảm thấy bị mất quyền lợi chính đáng, bà Hồng vẫn quyết đòi công lý, làm đơn đến PV kêu cứu.
Bà Hồng cho biết, trong quá trình tranh chấp đất đai, ngoài việc bị con trai hành hung, bà còn bị một số cán bộ xã Hành Thuận đánh đập dẫn đến nhập viện? Sự việc này đã diễn ra từ nhiều năm trước nhưng vì bà “thân cô thế cô” nên đành nuốt nước mắt chịu đựng? Trong quá trình tranh chấp thửa đất, con trai bà còn tự ý đắp một số ngôi mộ gió, gắn bia mộ lên trên. Một số người đến tìm hiểu mua, đều bị con trai bà hăm dọa, khiến cho việc chuyển nhượng đất gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, tại thửa đất hiện bà đang sinh sống (diện tích 900m2, tại thôn Phúc Minh) của mẹ chồng để lại cho bà, nhiều năm nay con trai bà cũng lăm le hòng chiếm đoạt?
Trong quá trình tranh chấp đất đai, ngoài việc bị con trai hành hung, bà còn bị một số cán bộ xã Hành Thuận đánh đập dẫn đến nhập (Ảnh minh họa)
Bà Hồng đang sống trong hoàn cảnh hết sức éo le. Sau năm 1997 chuyển về ở trên mảnh đất của bố mẹ chồng, bà có vay mượn tiền, vàng của một số người dân để xây nhà nhưng chưa có điều kiện trả. Đã vậy, vào năm 2013, trong một lần đi bán vé số, bà bị một thanh niên lạ mặt say rượu đâm xe vào người. Vụ tai nạn khiến bà gãy mất 2 chân. Sau khi nhập viện cấp cứu, nhưng không có ai chăm sóc, không có tiền điều trị nên bà xin về nhà. Từ đó đến nay bà không đi lại được, mọi sinh hoạt ăn uống đều trông cậy vào sự bố thí của hàng xóm láng giềng, ai cho gì ăn nấy, có nhiều ngày nhịn đói. Bà Hồng tâm sự: “Bà có con cũng như không, sau nhiều lần bị con đánh đập nên bà chuyển đi, nhưng từ đó đến nay chẳng mấy khi con cái thăm nom bà. Đặc biệt, từ sau vụ kiện đất, tình mẫu tử cũng đã mất hẳn. Bà sống đến ngày hôm này đều nhờ sự bao bọc của hàng xóm láng giềng”.
Bà Lê Thị Góa (SN 1958), hàng xóm của bà Hồng cho biết, trong làng, hoàn cảnh của bà Hồng thảm thương nhất, già cả lại tàn tật mà không có người trông nom, giúp đỡ. Mọi sinh hoạt hàng ngày không tự thân làm được nên ai cho gì thì ăn nấy. “Cũng may ở đây hàng xóm láng giềng đều quý bà, có rau cháo gì lại mang cho. Điều lạ, bà Hồng có độc nhất một đứa con trai nhưng ít khi thấy lui tới. Giờ chỉ sống cô quạnh một mình, không biết những năm tháng tiếp theo bà phải dựa vào đâu”, bà Góa nói.
Gạt nước mắt tủi hơn, bà Hồng bộc bạch thêm: “Giờ tôi chỉ mong đòi được phần đất của mình để bán lấy tiền trả nợ, còn dư đồng nào dùng an dưỡng tuổi già. Phế nhân như tôi, lại không có ai thân thiết nên mới phải làm công việc kiện cáo này để hi vọng lúc nhắm có còn chiếc áo quan mà nằm”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?