Các học sinh trên phà Sewol tự bảo nhau mặc áo phao rồi thả trôi cơ thể qua một cánh cửa.
Học sinh sống sót trên phà Sewol kể chuyện tự thoát thân |
Sáu học sinh trường Danwon, những người đầu tiên trong số 75 thiếu niên sống sót trong thảm kịch phà Sewol, hôm qua ra làm chứng tại tòa án Gwangju, phía nam Seoul. 15 người liên quan trong vụ chìm phà, gồm thuyền trưởng và thủy thủ đoàn, bị đưa ra xét xử.
"Chúng tôi cứ chờ đợi, đến khi nước bắt đầu dâng lên, lớp trưởng thúc giục mọi người mặc áo phao. Cánh cửa trên đầu chúng tôi đang mở, vì vậy bạn ấy hướng dẫn chúng tôi thả nổi cơ thể trên mặt nước để chui ra khỏi cửa. Đó là cách chúng tôi thoát ra”, Reuters dẫn lời một học sinh kể lại trong phiên tòa. "Những bạn đã thoát ra trước kéo chúng tôi ra”.
Các học sinh cũng cho biết dường như các ngư dân tham gia vào việc giải cứu nhiều hơn lực lượng tuần duyên. Lực lượng tuần duyên đợi bên ngoài phà cho hành khách bơi ra chứ không vào trong để giải cứu.
"Họ (tuần duyên) ở bên ngoài. Họ kéo chúng tôi (lên thuyền cứu hộ) nhưng họ không vào bên trong phà để giải cứu", một học sinh cho hay.
6 học sinh sống sót nhấn mạnh các thuyền viên trên Sewol đã đề nghị hành khách, đặc biệt là các học sinh trường Danwon, giữ nguyên vị trí khi tàu đang chìm. Thông báo yêu cầu hành khách mặc áo phao được phát đi rất lâu sau đó nhưng không hề đề cập đến tình hình con tàu, ngay cả khi nó đang nghiêng mạnh sang một bên.
Một học sinh nói rõ mong muốn trước tòa rằng thuyền trưởng và thủy thủ đoàn phải bị trừng phạt nghiêm khắc vì hành động của họ. "Hơn thế nữa, tôi muốn biết lý do cuối cùng tại sao bạn bè của tôi lại phải thiệt mạng như vậy", cô bé nói.
Hôm 16/4, phà Sewol bị chìm khi đang trên đường ra đảo Jeju, khiến 304 người thiệt mạng, trong đó có 250 học sinh và 12 giáo viên trường trung học Danwon, Seoul, đang đi dã ngoại. Thuyền trưởng phà và các thuyền viên bị cáo buộc nhiều tội danh khác nhau, từ xao lãng trách nhiệm cho đến giết người.
Khi bị xét xử, thuyền trưởng và thủy thủ đoàn khai rằng họ nghĩ lực lượng tuần duyên mới là bên chịu trách nhiệm sơ tán hành khách. Đoạn phim ghi lại cảnh các thuyền viên thoát thân, bỏ mặc hành khách mắc kẹt trên phà, đã gây phẫn nộ cho dư luận khắp Hàn Quốc.
Chính phủ của Tổng thống Park Geun-hye cũng gặp nhiều chỉ trích về việc xử lý chậm và cứu hộ thiếu hiệu quả. Bà Park đã tuyên bố giải tán lực lượng tuần duyên và sắp xếp lại các hoạt động cứu hộ.
Thảm họa chìm phà Sewol cũng dẫn đến cuộc truy lùng lớn nhất ở Hàn Quốc đối với chủ phà Sewol Yoo Byung-un. Thi thể của ông Yoo được một nông dân tìm thấy ở vườn cây trong tình trạng đã phân hủy vào tuần trước.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Chuyên gia lo ngại sẽ có làn sóng COVID-19 bùng phát vào dịp Giáng sinh năm nay?
- Ngành nghề cho thu nhập khủng lên tới 100 triệu đồng/tháng, là xu hướng trong 5-10 năm tới
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn