Cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình vì cơn đau bụng dữ dội, bệnh nhân Hoàng Văn Nhân (SN 1964) được tiêm một mũi giảm đau. Sau mũi tiêm này... cánh tay của bệnh nhân tím đen.
Hoại tử bắp tay vì mũi tiêm giảm đau của bệnh viện |
Suýt mất mạng vì một mũi tiêm
Đang nằm điều trị tại Viện Bỏng quốc gia với cánh tay phải thâm đen bởi một vùng da đã hoại tử phải cắt bỏ và đang chờ được ghép da, người nhà bệnh nhân Hoàng Văn Nhân kể: Đêm 5.2, anh Nhân bị đau bụng, khoảng 3h sáng phải nhập BV Đa khoa Thái Bình cấp cứu. Lúc đầu, các bác sĩ nghi bệnh nhân đau ruột thừa. Khi có kết quả chụp chiếu bác sĩ thông báo bệnh nhân bị đau cầu thận. Ngay sau đó, bệnh nhân được điều dưỡng Phạm Thị Thu Hà tiêm cho một mũi thuốc nói là thuốc giảm đau vào bắp tay phải. Sau mũi tiêm này, bệnh nhân đỡ đau được đưa về nhà.
Sau đó, chỗ tiêm của anh Nhân có biểu hiện sưng và đau. Ngày 9.2, vết tiêm sưng to và đau, gia đình đưa anh Nhân trở lại BV Đa khoa Thái Bình cấp cứu vết tiêm. Tới nửa đêm, anh Nhân được chuyển lên BV Bạch Mai cấp cứu. Từ ngày 14 - 24.2, anh Nhân được điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng phải thở oxy, cánh tay phải của bệnh nhân tím đen từ bắp xuống cánh tay. Đến ngày 10.3, bệnh nhân được đưa quay lại BV Bạch Mai để mổ chỗ vết tiêm và trở lại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương sau ca mổ thành công. Đến ngày 17.3, bệnh nhân Nhân được chuyển sang BV Bỏng quốc gia để điều trị vết hoại tử.
Ngồi chăm sóc chồng, chị Nguyễn Thị Hường ngậm ngùi: Hơn một tháng qua gia đình tôi vô cùng khổ cực, lo lắng tính mạng của chồng tôi. Tại sao một mũi tiêm giảm đau lại khiến chồng tôi ra nông nỗi như vậy? Đến nay, gia đình tôi vẫn chưa được bệnh viện giải thích thỏa đáng. Cũng theo chị Nguyễn Thị Hường thì số tiền chạy chữa cho chồng đã lên tới 62 triệu đồng, đó là chưa kể số tiền đã được bảo hiểm y tế chi trả. Tuy nhiên, theo tiên lượng của các bác sĩ, việc điều trị còn tiếp tục, chưa biết đến bao giờ mới bình phục.
Không rõ nguyên nhân!
ThS-BS Trần Thị Hải Ninh - phòng Kế hoạch Tổng hợp - BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương - cho biết, theo hồ sơ bệnh án của bệnh nhân Hoàng Văn Nhân, trước khi cấp cứu bệnh nhân có biểu hiện đau bụng từng cơn, đi ngoài phân sệt 2 - 3 lần/ngày. Bệnh nhân được tiêm thuốc giảm đau Diclophelac vào mặt sau tay phải, sau đó xuất hiện sưng nề, tấy đỏ lan từ vai xuống cánh tay. Quá trình điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương kéo dài do cơ thể bệnh nhân đáp ứng lâm sàng chậm. Theo kết luận, bệnh nhân bị sock nhiễm khuẩn viêm mô tế bào cánh tay nhưng không rõ nguyên nhân vì sao.
Điều dưỡng tổng hợp Nguyễn Văn Nam, người chăm sóc điều trị cho bệnh nhân Nhân, cho biết, rất khó xác định nguyên nhân gây nên vết thương. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng đặt nghi ngờ khả năng quá trình tiêm không được vô khuẩn bởi trước khi tiêm bệnh nhân không bị va chạm gì. Chúng tôi chưa từng tiếp nhận ca nào tiêm thuốc giảm đau mà bị sưng tấy như trường hợp này. Mặc dù bệnh nhân bị sỏi thận nhưng thuốc giảm đau Diclophelac không có chống chỉ định với bệnh nhân. Với trường hợp này, chúng tôi không xác định được nguyên nhân. Tất cả chỉ là nghi ngờ.
Chị Nguyễn Thị Hường chia sẻ thêm, gia đình tôi có quay lại BV Đa khoa Thái Bình hỏi nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng. Thậm chí, điều dưỡng tiêm cho chồng tôi còn thách thức gia đình tôi kiện ra tòa.
Sự việc xảy ra đã hơn 1 tháng, nhưng tới ngày 18.3, đại diện lãnh đạo BV Đa khoa Thái Bình mới lên BV Bỏng quốc gia thăm hỏi anh Nhân với tư cách cá nhân, tình cảm. Không đồng tình với cách giải quyết trên, gia đình bệnh nhân Hoàng Văn Nhân đã làm đơn cầu cứu gửi Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị làm rõ nguyên nhân vì sao mũi tiêm giảm đau khiến anh Nhân suýt mất mạng, và chưa biết khi nào hồi phục?
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người
- Thiếu ngủ ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe như thế nào? Nhìn hình ảnh sau 25 năm gây sốc
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Virus HMPV là gì? Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?
- Lừa đảo cận Tết ngày càng tinh vi, chủ tài khoản ngân hàng cần làm ngay việc này để tránh bị 'bay' sạch tiền
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày nào?
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?
- Từ nay ai dùng căn cước công dân theo cách này có thể bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng
- Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?