Nợ công, khủng hoảng kinh tế, người tiêu dùng tìm đến thực phẩm giá rẻ đã tạo cơ hội cho những kẻ sản xuất vô lương tâm dùng thịt ngựa làm thực phẩm bán sẵn.
Thịt ngựa làm thành thực phẩm bán sẵn (Ảnh minh họa) |
Tờ Tấm Gương của Đức dẫn lời một đầu bếp để thấy được mức giá rẻ đến bất ngờ của những sản phẩm lasagna làm từ thịt bán sẵn.
Nelson Muller không chỉ được nhiều người biết đến với vai trò là người dẫn của 1 chương trình nấu ăn nổi tiếng trên truyền hình mà anh còn là bếp trưởng tại Schote – một nhà hàng ở phía Tây nước Đức.
Theo anh Muller, để làm món mì lasagna cần thịt, mì, bơ, hành lá, cà chua, pho mát và sữa, bột, muối, hạt tiêu.
Với các nguyên liệu trên, nếu mua tại siêu thị sẽ tốn khoảng 6,7 USD (khoảng130.000 đồng) đó là chưa kể đến các thành phần như nước tương, tỏi, húng quế…
Những người không có thời gian có thể chọn lasagna bán sẵn tại siêu thị địa phương. Chuỗi bán lẻ Edeka của Đức bán lasagna với giá 1,99 USD (khoảng hơn 20.000 đồng).
Rõ ràng qua câu chuyện của anh Muller, chúng ta cũng thấy được mức giá chênh lệch giữa sản phẩm tự làm và lasagna đã được sản xuất sẵn. Áp lực giá thành thấp từ các nhà bán lẻ buộc nhà sản xuất phải thu mua nguyên liệu từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả các thực phẩm chưa qua xử lý.
Điều này dẫn đến dòng chảy khổng lồ và khi thực phẩm đã qua tay của 3 hay 4 hoặc nhiều trung gian trước khi nhà sản xuât sẽ rất khó khăn để tìm ra nguồn gốc.
Thậm chí, giao dịch qua biên giới của bọn tội phạm là cơ hội để dán lại nhãn hàng hóa. Các cơ quan chức năng khó kiểm soát được chất lương bảo quản và chuyển giao hàng hóa tại các khó lạnh.
Theo ChinaDaily, mặc dù EU có thị trường chung, các nước có trình độ phát triển khác nhau, quy định pháp luật về an toàn thực phẩm và giám sát khác nhau. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã nới rộng khoảng cách giữa các nước.
Vẫn theo tờ báo này, một số nhà phân tích cho rằng, vụ bê bối thịt ngựa giả bò là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây. Do chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng nợ công, nhiều người châu Âu bị tác động nặng nề làm tăng nhu cầu thực phẩm giá rẻ.
Kết quả, siêu thị yêu cầu mức giá mua thấp từ các mối cung cấp, đầu mối nhập hàng lại yêu cầu nhà sản xuất giảm chi phí.
Cùng quan điểm này, trong khi lý giải tại sao có thịt ngựa giả thịt bò, tờ Guardian (Anh) cho rằng, khách hàng và các thương hiệu lớn thúc ép việc giảm giá sản phẩm, tìm kiếm các mức giá ưu đãi trong lúc đang cắt giảm chi tiêu khi đối mặt với suy thoái.
Sức ép về giá xảy đến vào thời điểm các nhà sản xuất chịu mức chi phí tăng cao. Bởi, giá thịt bò ở mức kỷ lục do giá ngũ cốc chăn nuôi tăng lên. Ngoài ra, chi phí năng lượng dùng trong công nghiệp chế biến và nhiên liệu dành cho chuỗi phân phối đắt đỏ.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Sự tự tin của người phụ nữ không phải là đàn ông hay gia đình ngoại mà là: 2 từ!
- Từ năm tới 2025: Hàng triệu người có công với cách mạng sẽ nhận mức trợ cấp ưu đãi tăng 35,7%
- Những chiêu trò lừa đảo mới dịp cận Tết, cần cảnh giác kẻo lại mất tiền oan
- Phụ nữ thuộc ba con giáp này sau khi kết hôn, chồng con hưởng phúc, gia đình sẽ giàu có suốt ba đời
- Đàm Vĩnh Hưng nói về vụ kiện với chồng ca sĩ Bích Tuyền: 'Ai tạo nghiệp người đó phải lãnh'
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM