Nhà chị em Bích Diễm, Dao Ánh, trường học mà Trịnh Công Sơn dạy ở B'lao, quán cà phê nơi Trịnh gặp Khánh Ly... đều là những bối cảnh xuất sắc.
|
"Em và Trịnh" - bộ phim tái hiện chân dung, cuộc đời của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - đang nhận được sự chú ý rất lớn tại các nhà rạp. Với mức đầu tư được công bố là 50 tỷ đồng, bộ phim được kỳ vọng sẽ mang tới câu chuyện lãng mạn của Trịnh và các nàng thơ đặt trong khung cảnh Huế, Đà Lạt, Sài Gòn suốt 3 thập kỷ.
Bản phim ra rạp đã nhận nhiều phản ứng trái chiều từ khán giả trong các phương diện kịch bản, dựng phim, diễn xuất, thế nhưng có một điểm sáng không thể phủ nhận của bộ phim, đó là các bối cảnh xuất hiện trong "Em và Trịnh" đều quá đẹp, công phu và đầy chất thơ.
Vậy có những địa danh ấn tượng nào trong "Em và Trịnh" mà du khách có thể ghé thăm?
Con đường Diễm đi học: Đường Nguyễn Trường Tộ, đầu cầu Phú Cam (Huế)
“Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến Đại học Văn Khoa Huế. Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi qua dưới những vòm cây long não”.
Con đường hai hàng cây long não mà Trịnh Công Sơn nhắc tới là đường Nguyễn Trường Tộ đoạn gần cầu Phú Cam, nơi đặt quán cafe Gác Trịnh sau này. Đi thêm một đoạn ngắn sẽ gặp cầu Phú Cam bắt ngang sông, dẫn vào Nhà thờ chánh tòa Phủ Cam mờ sương nằm trên một ngọn đồi thấp.
Cảnh phim Trịnh Công Sơn ngắm Dao Ánh xuất hiện trong trailer "Em và Trịnh" cũng được quay tại chính góc phố ấn tượng này. Được biết, ekip đã phải phong tỏa cả một góc đường dẫn tới gần cầu để phục dựng lại cho hợp với không khí của thập niên 60.
Ngôi chị em Bích Diễm, Dao Ánh: Nhà vườn An Hiên
Không ít khán giả xem những cảnh đầu tiên của "Em và Trịnh" đã phải thốt lên: "Nhà của Bích Diễm, Dao Ánh sao mà đẹp quá vậy?"
Không giống đoạn đường có gác Trịnh, căn nhà của giáo sư Ngô Đốc Khánh (bố Dao Ánh) không thực sự xuất hiện trong phim. Nó được tái hiện tại một địa danh khác là ngôi nhà vườn An Hiên - ngôi nhà vườn đẹp nhất xứ Huế.
Nhà vườn An Hiên nằm ở bờ bắc sông Hương, địa chỉ số 58 đường Nguyễn Phúc Nguyên, thôn Xuân Hòa, xã Hương Long, cách chùa Thiên Mụ không xa.
Gia chủ đầu tiên của căn nhà này là công chúa thứ 18 của vua Dục Đức, khi nhà vườn An Hiên còn là phủ công chúa. Căn nhà nhiều lần được đổi chủ song đều là hoàng thân, quan lại và giới thượng lưu ở Huế.
Lối vào nhà vườn là một cổng vòm nhỏ, rẽ phía trái sẽ thấy hồ nước hình chữ nhật đầy những hoa sen, hoa súng. Cấu trúc khung nhà được làm bằng gỗ, kiến trúc 3 gian 2 chái (3 căn phòng, và được cơi nới thêm 2 phòng nhỏ), bên trong có nhiều kỷ vật quý của cung đình.
Vé vào tham quan nhà vườn An Viên hiện nay chỉ 35.000 đồng cho mỗi du khách.
Trường học B'lao: Bìa rừng Tà Năng
Trường học Trịnh Công Sơn dạy ở B'lao được dựng chính là bối cảnh hùng tráng và đã mắt nhất trong "Em và Trịnh". Bối cảnh được dựng trên một đoạn bìa rừng Tà Năng có lối đi vào rất lắt léo, ekip đã phải di chuyển và bằng xe công nông tới 45 phút mỗi lần quay để vào được địa điểm này.
Rừng Tà Năng vốn là địa điểm trekking ly kỳ đã quen thuộc của với dân du lịch khám phá. Cung đường Tà Năng – Phan Dũng có tổng chiều dài khoảng 55km, được bao bọc bởi rừng núi hoang sơ và những con suối nhỏ. Nơi đây có thảm thực vật đa dạng, khung cảnh hùng vĩ, cộng thêm thời tiết se lạnh quyến rũ.
Hoang sơ và thơ mộng là vậy, song cung đường trekking Tà Năng - Phan Dũng lại bị coi là ngã ba "giấu người" vô cùng nguy hiểm. Rừng thiêng nước độc, gió mạnh nên rất nhiều phượt thủ đã được ghi nhận tử nạn hoặc mất tích trên cung đường này.
Bối cảnh Trịnh Công Sơn nhảy cùng Michiko: Dốc số 7 (Đà Lạt)
Phân cảnh Trịnh Công Sơn cùng Michiko vừa nhảy vừa hát bài "Ngẫu nhiên" ở Đà Lạt gây ấn tượng đặc biệt khi mở ra khung cảnh những mái nhà đỏ bao la nhìn từ con dốc sáng rực đèn đường. Cảnh phim lãng mạn này vừa pha chút siêu thực của anime Nhật Bản lại có chút hơi hướng từ bộ phim nhạc kịch "La La Land" của Hollywood.
Con dốc xuất hiện trong phim chính là dốc số 7 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Đà Lạt. Đây cũng là địa điểm từng xuất hiện trong các MV nổi tiếng của nhiều nghệ sĩ khác.
Không chỉ con dốc nổi tiếng, tiệm may Nhớ Hoài toạ lạc trên con dốc cũng được xuất hiện trong cảnh phim. Tiệm may hiện vẫn đang hoạt động và nồng nhiệt chào đón du khách tới tham quan. Khung cảnh ở đây chắc chắn sẽ khiến du khách bất ngờ vì quá bình yên, dịu dàng, chuẩn Đà Lạt xưa.
Bên cạnh 4 địa điểm trên, "Em và Trịnh" còn ghi hình ở rất nhiều điểm đến mộng mơ như Cà phê Tùng (khu 6 Hòa Bình, Đà Lạt) nơi Khánh Ly hẹn gặp Trịnh Công Sơn, Cửa Hiển Nhơn, Chùa Diệu Đế, cầu Trường Tiền (Huế)... Đây đều là những bối cảnh ấn tượng xứng đáng được du khách thưởng lãm khi đến thăm xứ thơ Đà Lạt và Huế.
Trịnh Công Sơn và Dao Ánh cười đùa, ăn kem trước cửa Hiển Nhơn (đông của Hoàng Thành
trên đường Đoàn Thị Điểm, TP Huế). Ảnh: ĐPCC
Cà phê Tùng được phục dựng theo lối cũ, quán thật hiện vẫn đang hoạt động ở Đà Lạt. Ảnh: ĐPCC
Cầu Trường Tiền. Ảnh: ĐPCC
Chùa Diệu Đế. Ảnh: ĐPCC
Nguồn: https://toquoc.vn/he-lo-nhung-diem-du-lich-dep-hut-hon-xuat-hien-trong-em-va-trinh-82022166144244860..
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn