Hải Dương xây dựng mô hình sản xuất Vải thiều Thanh Hà theo VietGAP

Tỉnh Hải Dương sẽ xây dựng mô hình sản xuất Vải thiều theo quy trình VietGAP và chứng nhận chất lượng VietGAP cho 100 ha Vải thiều trong 3 năm tại 3 xã: Thanh Sơn, Thanh Khê, Thanh Thủy trên địa bàn huyện Thanh Hà.

UBND tỉnh Hải Dương đã phê duyệt dự án “Xây dựng, phát triển mô hình sản xuất Vải thiều Thanh Hà, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy trình VietGAP”.

Dự án này nhằm áp dụng kỹ thuật sản xuất Vải thiều Thanh Hà theo tiêu chuẩn VietGAP, tạo ra vùng sản xuất Vải thiều hàng hóa chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm Vải thiều mang chỉ dẫn địa lý Thanh Hà.

Tỉnh Hải Dương sẽ xây dựng mô hình sản xuất Vải thiều theo quy trình VietGAP và chứng nhận chất lượng VietGAP cho 100 ha Vải thiều trong 3 năm tại 3 xã: Thanh Sơn, Thanh Khê, Thanh Thủy trên địa bàn huyện Thanh Hà.


Dự án thực hiện trong 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014

Theo kế hoạch, năm 2012, tỉnh xây dựng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 20 ha tại xã Thanh Sơn; năm 2013, xây dựng với diện tích 20 ha tại xã Thanh Khê; duy trì sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và cấp Giấy chứng nhận cho 20 ha tại xã Thanh Sơn; năm 2014, xây dựng với diện tích 20 ha tại xã Thanh Thủy; duy trì sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và cấp Giấy chứng nhận cho 20 ha tại xã Thanh Khê.

Tiêu chuẩn VIET GAP (Good Agriculture Practice - GAP) là tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí như: tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất; an toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch; môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân; truy tìm nguồn gốc sản phẩm.

Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.