Ngày 16/6, một bảo tàng nghệ thuật tại Thượng Hải chật kín người, hầu hết đều đến để chiêm ngưỡng "chân dung thật" của Khang Hy.
|
Trong kế hoạch hợp tác chiến lược giữa Bảo tàng nghệ thuật Uffizi và Bảo tàng Thượng Hải, nhằm tăng cường giao lưu và hợp tác giữa hai bảo tàng, Giám đốc mới của Bảo tàng nghệ thuật Uffizi, Simone Verde đã đích thân từ Florence đến thăm triển lãm tại Bảo tàng Thượng Hải. Ông đã mang đến một bức chân dung đặc biệt đó là "Chân dung Hoàng đế Khang Hy".
Bức chân dung Hoàng đế Khang Hy được vẽ bởi Giovanni Boldini, một họa sĩ nổi tiếng người Ý vào đầu thế kỷ 18. Đây là lần đầu tiên tác phẩm này rời khỏi Ý kể từ khi được họa sĩ mang đến Ý vào thế kỷ 18, gần 300 năm trước.
Giovanni Boldini sinh ra tại Modena, Ý, từng học kỹ thuật phối cảnh kiến trúc tại Bologna và là họa sĩ phương Tây đầu tiên có mặt tại triều đình Khang Hy. Với khả năng nắm bắt kỹ thuật phối cảnh và sử dụng màu dầu của phương Tây, bức chân dung này có mức độ chân thực ba chiều vượt trội so với tranh chân dung truyền thống của Trung Quốc.
Trong tác phẩm, Khang Hy đội mũ đỏ, mặc áo thường màu xanh, gương mặt sắc nét, mũi dài và nhỏ cùng đôi mắt nhỏ tạo nên nét mặt đặc biệt rõ nét. Đôi mắt sắc sảo của ông thể hiện một vẻ uy nghi khó lường. So với các bức chân dung chính thức đã qua chỉnh sửa của nhà Thanh, bức chân dung này mang đến hình ảnh sống động và chân thực hơn về Hoàng đế Khang Hy. Với tính chân thực cao, bức tranh này được coi là sát với diện mạo thật sự của Khang Hy nhất từ trước đến nay.
Simone Verde giới thiệu: "Bức chân dung Hoàng đế Khang Hy đã được trưng bày tại hành lang phía tây của Bảo tàng Uffizi từ năm 1709. Là tác phẩm đặc biệt trong triển lãm "Những Quý tộc cuối cùng - Bộ sưu tập thế kỷ 18 của Uffizi". Lần này tác phẩm mới rời khỏi Florence để đến Trung Quốc, không chỉ làm sâu sắc thêm bối cảnh lịch sử của triển lãm mà còn thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ giữa hai bảo tàng.
Giám đốc điều hành Bảo tàng Thượng Hải bày tỏ: "Chúng tôi hy vọng hoạt động nghệ thuật quốc tế này sẽ thúc đẩy giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa Trung Quốc và Ý và mong rằng Bảo tàng Thượng Hải và Bảo tàng nghệ thuật Uffizi sẽ tiếp tục hợp tác, mang lại những nội dung văn hóa chất lượng cao, cung cấp nguồn cảm hứng không ngừng cho giao lưu văn hóa quốc tế".
Hiện tại, bức chân dung Hoàng đế Khang Hy này sẽ được trưng bày trong triển lãm "Những Quý tộc cuối cùng - Bộ sưu tập thế kỷ 18 của Uffizi". Ngoài bức tranh danh tiếng này, khán giả còn có thể chiêm ngưỡng 81 tác phẩm khác của hơn 50 bậc thầy nghệ thuật châu Âu như Goya, Tiepolo, Canaletto, Boucher, Chardin, Guardi, và Liotard, cảm nhận di sản nghệ thuật của gia đình Medici và sức hút bền vững của thời đại. Triển lãm sẽ kéo dài đến ngày 25/8.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- 70% bề mặt Trái Đất là đại dương mênh mông, vậy nguồn gốc khổng lồ của lượng nước này từ đâu mà có?
- Loài chim 'vip nhất thế giới': Được cấp hộ chiếu, ngồi khoang thương gia và có giá cao ngất đến nửa tỷ đồng
- Virus HMPV là gì? Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?
- Đập thuỷ điện lớn nhất thế giới có loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới: Nặng tới hơn 700 kg
- Tết Âm lịch năm nay có rơi vào đợt rét đậm, rét hại? Thời tiết cụ thể dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ thế nào?
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?