Nhiều bạn trẻ đang thích thú với một công việc mới - trợ giúp cho diễn giả hoặc học viên - được gọi là coach.
Coach đang giúp đỡ học viên trong một khóa học kỹ năng |
Tại Việt Nam, coach thường làm việc tại các trung tâm đào tạo về kỹ năng sống. Số lượng coach trong lớp tùy vào số lượng học viên, trung bình 1 coach phụ trách 4 - 5 học viên, nên một lớp có khi đến 20 bạn.
Thông thường, công việc của người làm nghề này là giúp các học viên trong lớp học, từ nói chuyện, chia sẻ, tư vấn những phương pháp để học viên vượt qua khó khăn của bản thân, hướng dẫn cách học tập các kỹ năng trong khóa học... đến tham gia cả những công việc chi li hơn như chia nhóm, chuẩn bị phòng ốc cho học viên ăn, ngủ, âm thanh ánh sáng cho chỗ học, thậm chí an ủi, vỗ về khi học viên có những quá trình biến đổi tâm lý bất ngờ. Đa số bạn trẻ làm nghề này là sinh viên và làm việc bán thời gian theo từng khóa học.
Theo Nguyễn Thị Kiều Trinh, quản lý coach một tổ chức trong lĩnh vực phát triển bản thân, nhiều người thường nói vui nghề này là “ô sin của học viên”. Nhưng làm coach được một lợi ích là vừa có thể hỗ trợ cho người khác lại vừa rèn luyện được bản thân. Là sinh viên Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, nhưng Trinh tỏ ra rất chững chạc so với độ tuổi của mình.
Trinh chia sẻ: “Mình lớn lên rất nhiều từ việc sắp xếp mọi thứ cho một khóa học kỹ năng và chia sẻ mọi cảm xúc cùng học viên trong lớp. Công việc coach giúp Trinh ngày càng năng nổ và hoạt bát”.
Thái Quang - từng làm coach tại một số trung tâm - cho biết lý do đến với nghề là muốn chia sẻ những gì mình từng được học. Sau khi hoàn tất khóa học kỹ năng đầu tiên, Quang nhận ra rằng: “Mình hiểu được giá trị con người và tôn trọng giá trị của mọi người xung quanh, hiểu được tại sao phải thành công và thành công để làm gì”.
Tại các trung tâm huấn luyện kỹ năng, việc tuyển chọn người để trợ giúp diễn giả khá gắt gao. Thậm chí, coach được tuyển chọn từ chính các cử nhân đã tham gia khóa học, phải trải qua thi tuyển với 3 vòng loại trực tiếp và 1 vòng phỏng vấn.
Còn tại một khóa học quản lý kỹ năng khác, ngoài việc thi tuyển, những bạn trúng tuyển còn phải trải qua khoảng 100 giờ huấn luyện, thực tập về kỹ năng dẫn dắt tâm lý và động lực cá nhân. Lý do là để coach có kỹ năng tốt nhất trợ giúp học viên trong bất cứ tình huống phát sinh nào.
Hầu như các coach nữ không có người yêu trong thời gian làm việc, vì công việc đòi hỏi nhiều thời gian, sức lực. Nhiều đêm, người làm nghề này phải thức đến 3-4 giờ sáng chuẩn bị cho học viên. Những khóa đi xa càng đòi hỏi công sức lớn hơn.
Những khóa học càng được tổ chức ở xa càng dễ xảy ra chuyện. Như coach miền Nam làm ở miền Bắc khác văn hóa, dẫn đến mâu thuẫn trong nói chuyện, cư xử. Kiều Trinh kể, trong một khóa học ngoài trời ở Đại Nam (Bình Dương), 1 coach nữ ngất xỉu lúc 23 giờ đêm. Trinh phải cùng 1 bạn coach khác chăm sóc suốt đêm.
Theo Lê Thái Sơn, nhân viên marketing khóa học kỹ năng, thật ra đây chưa thể gọi là một nghề mà chỉ là một công việc được phát sinh khi các khóa học kỹ năng được du nhập vào Việt Nam. Nhưng người làm coach giỏi, nếu trang bị được thêm nhiều kiến thức, cũng có rất nhiều tiềm năng đi theo con đường trở thành diễn giả. Một công việc rất tốt để mỗi người phát triển bản thân mình vững chắc.
Thu nhập từ nghề coach
Vì chưa phổ biến ở Việt Nam nên thu nhập của coach vẫn chưa cao, khoảng 150.000-200.000 đồng/ngày. Mỗi khóa học thường kéo dài trong 3-4 ngày. Trong một tháng, coach có thể tham gia vào nhiều khóa học. Mỗi bạn sẽ có thu nhập trung bình khoảng 3-4 triệu đồng/tháng.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?