Là con quan Công bộ thị lang của triều đình Huế, nhưng thời thanh niên trai tráng, “vua thuốc xổ” xứ Long Hồ phải lưu lạc khắp nơi và vô cùng nghèo khổ.
Đình Khao do ông Nguyễn Viết Thanh, con trai “vua thuốc xổ” Nguyễn Viết Đức xây bên bờ sông Cổ Chiên, Long Hồ, Vĩnh Long |
Nghèo đến mức không có quần mặc
Vào thời vua Tự Đức, ở tổng Trinh Tường phủ Tân An (nay thuộc Long An) xảy ra một sự việc “động trời”: Một cô thôn nữ xinh xắn đẹp nết “bỗng dưng” mang thai và hạ sinh một cậu con trai, được đặt tên là Nguyễn Viết Đức. Suốt thời niên thiếu, cậu bé Đức và người mẹ sống trong cảnh bần hàn, nghèo túng, bị xóm làng ruồng bỏ.
Đến khi cậu Đức bước vào tuổi đi học, cô thôn nữ mang con đến một ngôi chùa nhỏ trong vùng gửi cho vị sư trụ trì, nài nỉ ông nhận lời dạy cho cậu Đức học chữ và học nghề thuốc. Cô thôn nữ trao cho vị hòa thượng một số sách vở về y thuật, nói rằng sách của cha cậu Đức để lại cho con, nhưng không cho biết tên người cha là ai, sau đó người mẹ trẻ bỏ đi đâu không ai rõ.
Cậu bé Đức ở trong chùa nương nhờ cửa Phật, ngày ngày nghe kinh kệ, học chữ thánh hiền và học nghề thuốc từ vị hòa thượng và những cuốn sách y thuật của cha để lại. Cho đến khi vị hòa thượng trụ trì viên tịch, cậu Đức cũng bước chân ra khỏi cửa chùa chỉ có độc nhất chiếc khố che thân, không có áo mặc.
Đi lang thang khắp vùng Tân An, Định Tường, làm đủ mọi nghề để kiếm cơm nuôi thân nhưng quanh năm cũng chỉ có mỗi chiếc quần cộc trên người. Một hôm, cậu Đức quyết định xin quá giang theo ghe thương hồ đi từ Tân An về miệt Vĩnh Thanh (tức Vĩnh Long ngày nay) tìm kế sinh nhai. Khi đến Vĩnh Thanh, bởi nghèo quá nên cậu Đức không có tới 2 cái quần để mặc. Cái quần cộc bằng vải đen, cậu Đức chỉ mặc khi đi ra khỏi làng Cái Sơn (thuộc huyện Long Hồ, Vĩnh Long ngày nay). Còn mỗi khi đi tới đi lui trong làng và đi làm thuê, cậu Đức đều mặc một thứ gọi là… “quần khạp”.
Thực chất “quần khạp” chỉ là chiếc khạp sành (một loại lu đựng nước nhỏ người dân nông thôn Nam bộ ngày xưa hay sử dụng, làm bằng đất sét nung) bị thủng đáy không còn đựng nước được. Cậu Đức xin cái khạp sành bị thủng đáy về, tỉ mẩn khoét hết phần đáy cho rộng ra rồi tròng vào che phần dưới của thân người.
Bên trên chiếc khạp bể, cậu Đức dùng một đoạn dây buộc làm quay và sau đó choàng lên cổ để chiếc khạp không thể rơi xuống đất. Cứ như vậy với cái “quần khạp” độc đáo có một không hai cậu Đức đi khắp nơi làm mướn nuôi thân, tối về thì ngủ nhờ nơi đình chùa, miếu mạo trong vùng.
Lấy được vợ giàu nhờ thuốc xổ
Cuộc đời cậu Đức tưởng cứ mãi lao đao lận đận trong cảnh nghèo thì một hôm cậu Đức nghe người trong vùng kháo nhau chuyện cô con gái ông phú hộ nổi tiếng ở Long Hồ Dinh mắc bệnh nặng, bụng cô tiểu thư sình chướng thật lớn, mình mẩy sưng vù, da nứt nẻ, chảy nước vàng, hơi thở hôi hám.
Sông Long Hồ chảy qua thị trấn Long Hồ.
Sinh mạng cô tiểu thư con nhà phú hộ như ngọn đèn đang dần cạn dầu, cái chết cận kề trong khi các danh y trong vùng Vĩnh Long, Định Tường đều bó tay, không thể biết cô mắc chứng bệnh nan y gì để bốc thuốc điều trị. Cậu Đức nghe mọi người kể chuyện này thì cho rằng mình có thể trị hết bệnh cho cô tiểu thư con nhà giàu, liền năn nỉ bạn bè cho mượn một bộ quần áo lành lặn để cậu đến nhà ông phú hộ xin chữa bệnh cho cô tiểu thư
Trong cơn tuyệt vọng, ông phú hộ dù không tin tưởng lắm ở chàng trai trẻ thường ngày vẫn hay mặc quần khạp đi làm thuê, nhưng vẫn đồng ý cho cậu Đức xem mạch, chữa bệnh cho tiểu thư, biết đâu “phước chủ may thầy” cậu Đức sẽ trị hết bệnh cho con gái. Ông phú hộ còn tuyên bố rằng, nếu cậu Đức chữa hết bệnh cho tiểu thư thì ông sẽ gả cô cho cậu, cho thêm một số vốn để hai vợ chồng làm ăn, cậu khỏi phải đi làm thuê đầu tắt mặt tối.
Không nói không rằng, cậu Đức tiến hành chẩn mạch, xem bệnh cho cô gái. Sau khi xem kỹ bệnh tình của tiểu thư, cậu Đức biết cô tiểu thư thường ngày ăn nhiều chất bổ dưỡng như nhân sâm, yến huyết, ếch bắc thảo… nhưng nội tạng của cô quá yếu, các chất bổ không tiêu hóa được nên tích tụ lâu ngày trong bộ tiêu hóa đến mức biến thành chất độc, nên cô mới mang bệnh ngặt nghèo như vậy.
Xem mạch chẩn bệnh xong, cậu Đức yêu cầu ông phú hộ sai gia nhân đến tiệm thuốc bắc trong vùng mua các vị thuốc cần thiết về để cậu bào chế “thần dược” trị dứt căn bệnh của tiểu thư. Sau khi có đầy đủ các món cần thiết, cậu Đức lấy sách thuốc gia truyền của cha để lại ra xem và bào chế ra 4 viên thuốc màu đen và cho cô tiểu thư uống, cam đoan uống hết 4 viên thuốc thì cô sẽ khỏi bệnh, trong sự bán tín bán nghi của gia đình ông phú hộ.
Kỳ lạ thay, sau khi uống hết 4 viên thuốc của cậu Đức, cô tiểu thư đau quặn bụng và liên tiếp xổ ra một thứ phân đen như bùn, rất hôi tanh. Sau khi xổ hết chất độc, thân thể tay chân cô tiểu thư cũng hết sưng, cơn sốt hạ xuống nhanh chóng.
Chỉ trong một thời gian ngắn cô tiểu thư ăn uống bình thường lại như xưa, da dẻ lại mịn màng xinh đẹp. Về phần ông phú hộ, sau khi nói chuyện với cậu Đức thì biết cậu là người có ăn học, giỏi y lý lại có tư cách, chẳng qua vì sa cơ thất thế nên phải cam chịu sống trong cảnh nghèo hèn.
Nhớ lời hứa của mình, ông phú gả cô tiểu thư cho cậu Đức, lại giúp cho cậu một số tiền làm vốn liếng mở phòng mạch hốt thuốc cứu người, đồng thời cất một căn nhà khang trang cho vợ chồng cậu Đức ở.Từ đó, cậu Đức trở thành một thầy thuốc đông y nổi tiếng trong vùng, ngoài món thuốc xổ gia truyền cậu còn được tiếng mát tay chữa dứt bệnh tình cho nhiều con bệnh ngặt nghèo, cuộc sống của hai vợ chồng ngày càng giàu có.
“Vua thuốc xổ” thuộc dòng danh gia vọng tộc
Sau khi ông Nguyễn Viết Đức thành danh người ta mới biết “vua thuốc xổ” có xuất thân từ một gia đình danh gia vọng tộc ở triều đình Huế, cha làm quan Công bộ thị lang của triều đình. Nhưng vì sao ông quan Công bộ thị lang tận ngoài Huế có con với cô thôn nữ tổng Trinh Tường cách xa kinh đô gần ngàn cây số?
Đầu đuôi câu chuyện như sau: Năm 1862, khi triều đình Huế ký hàng ước cắt phân nửa đất Nam kỳ nhường cho thực dân Pháp, trong đó có đất Gò Công thuộc tỉnh Gia Định (nay thuộc tỉnh Tiền Giang), vua Tự Đức buồn rầu mất ăn mất ngủ mấy tháng liền.
Nguyên do đất Gò Công là nơi phát tích họ ngoại của nhà vua là dòng họ quốc công Phạm Đăng Hưng, cha ruột của bà Phạm Thị Hằng, tức hoàng thái hậu Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức. Không muốn quê ngoại bị người Pháp giày xéo, vua Tự Đức đã bất chấp mọi tốn kém, cử sứ giả Phan Thanh Giản qua Pháp điều đình xin chuộc lại.
Thuở đó, Gò Công chưa có đường bộ như hiện nay nên mọi việc giao thông, chuyên chở hàng hóa, đi lại của người xứ này đều phải dùng thuyền, ghe tam bản, xuồng ba lá và ghe chài theo các tuyến thủy lộ để qua lại Tân An, Thủ Thừa, Mỹ Tho, lên Chợ Lớn, Sài Gòn...
Nhận thấy giao thông bất tiện, vua Tự Đức đã quyết định cho đào đắp một tuyến đường bộ từ thành Gia Định xuống đến Gò Công, thời đó người ta hay gọi là “con đường sứ”, để liên lạc với quê ngoại cho thuận lợi. Nhờ con đường sứ, tin tức liên lạc giữa triều đình Huế với dòng họ quý tộc Phạm Đăng ở Gò Công được liên tục, thông suốt, người dân Gò Công cũng được hưởng lợi từ con đường này.
Ngày nay, “con đường sứ” đã trở thành quốc lộ 50, nối Gò Công với Chợ Lớn. Những người lớn tuổi ở vùng Gò Công kể rằng, lúc ra lệnh đào đắp “con đường sứ”, vua Tự Đức hạ chiếu sai quan Công bộ thị lang Nguyễn Viết An từ triều đình Huế vào Gia Định, Tân An trực tiếp coi sóc, đôn đốc việc thi công.
Trong thời gian coi sóc công việc làm đường suốt mấy năm liền, cụ Nguyễn Viết An phải lòng một cô thôn nữ ở tổng Trinh Tường, thuộc phủ Tân An. Đến khi công việc đắp đường, xây cầu hoàn tất, cụ Nguyễn Viết An phải trở về Huế. Lúc này cô thôn nữ ở Trinh Tường đã mang bầu và sinh ra ông Nguyễn Viết Đức “vua thuốc xổ” như đã nói ở phần trên.
Sau khi chữa bệnh và cưới cô tiểu thư làm vợ, ông Nguyễn Viết Đức ăn ở với cô tiểu thư xứ Long Hồ sinh được 4 người con, trong đó cô con gái đầu lòng vì mắc bệnh tâm thần nên không thể lấy chồng. Sau cô trưởng nữ là 3 cậu con trai nhưng chỉ có người con trai út là Nguyễn Viết Thanh kế nghiệp cha, sống bằng nghề xem mạch, hốt thuốc nổi tiếng ở Vĩnh Long, được bầu làm hương cả làng Cái Sơn Bé.
Ông Thanh cũng là người chủ xướng cất ngôi đình “Đình Khao” bên hữu ngạn sông Cổ Chiên. Ông Nguyễn Viết Thanh về sau vâng lời dạy của cha, ra Huế thăm mộ cụ Nguyễn Viết An. Phần cụ An khi chết có dặn con cháu dòng chính thất: “Nếu mai sau có con cháu của cô thôn nữ ở Trinh Tường ra nhận họ hàng thì phải cho họ vô gia phả”.
Ông Thanh đã đem bài vị của bà nội mình và cha mẹ mình vào từ đường dòng họ Nguyễn Viết ở làng Hương Thủy (Huế). Đến năm 1955, ông Nguyễn Viết Cảnh là con ông Thanh ra Huế, bỏ tiền ra xây mộ cụ Nguyễn Viết An bằng đá hoa cương.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?