Nhiều người sẽ không tin nổi chi phí để đào tạo, chuẩn bị cho một người đẹp đi thi Hoa hậu Hoàn Vũ (HHHV) hay Hoa hậu Thế Giới (HHTG) đôi khi còn cao hơn cả tổng giá trị giải thưởng cao nhất mà họ đạt được.
|
Chi triệu đô để đưa người đẹp đi thi hoa hậu
Trong một cuộc phỏng vấn trên tờ Newsday của Trinidad & Tobago vào tháng 11/2008, cựu giám đốc của các hoa hậu nước này - Peter Elias đã phàn nàn khi bộ du lịch - văn hóa chỉ có thể trả 100,000 USD đài thọ cho đại diện của nước này tham dự cuộc thi HHHV và HHTG trong năm 2009 khi tình hình kinh tế toàn cầu đã bắt đầu đi vào khủng hoảng. Vì số tiền này quá thấp so với dự toán ban đầu nên Trinidad & Tobago đành lỗi hẹn với cuộc thi HHHV 2009 tổ chức ở Bahamas.
Các năm trước đó, chính phủ đảo quốc nhỏ bé này đã rất hào phóng khi trích tiền từ lợi nhuận du lịch từ 350,000 đến 400,000 USD cho mỗi thí sinh được chọn để chuẩn bị đại diện tham dự HHHV hoặc HHTG. Đó là tổng chi phí đã bao gồm tiền các khóa huấn luyện, thuê chuyên gia, trang phục, hành lý... Chỉ riêng tiền đóng phí bản quyền để gửi thí sinh đến cuộc thi HHTG năm 2004 tại Hải Nam, Trung Quốc đã lên đến 45,000 USD.
Peter Elias (trái) - nhân tài đã đưa tên tuổi đảo quốc Trinidad & Tobago
ra toàn Thế Giới.
Lý do bỏ ra một số tiền khổng lồ từ ngân sách quốc gia để tham dự các cuộc thi hoa hậu? Theo như các bộ trưởng, cục trưởng giải thích, nước này quá nhỏ bé, chỉ dựa vào xuất khẩu dầu khí và du lịch nên họ luôn tranh thủ mọi nguồn lực từ các bộ, ngành liên quan như văn hóa, thể thao, du lịch, phát triển và phụ nữ cùng nhau phối hợp, hỗ trợ để thúc đẩy việc đem hình ảnh nước này ra giới thiệu trên thế giới.
Và thật không uổng phí khi dưới thời của một trong những chuyên gia đào tạo hoa hậu nổi tiếng nhất - Peter Elias (từ 1994-2008), chỉ với 1 triệu dân với đa số là người da đen, người lai nhưng đảo quốc này trở thành một trong những cường quốc hoa hậu mới khu vực bao gồm 1 vương miện HHHV 1998 của Wendy Fitzwilliam, 3 á hậu (1995, 1997, 2004) và 3 lần vào Top 10/Top 15 (2003, 2005, 2006). Còn tại cuộc thi HHTG thì được 3 á hậu (1995, 2007, 2008) với 2 lần vào vòng tứ kết/bán kết (2003, 2004). Sau khi Peter Elias giải nghệ vì không gánh nổi chi phí một mình thì thành tích của nước này cũng đi xuống rõ rệt.
Chính nhờ có sự bảo trợ tài chính của chính phủ Trinidad & Tobago đã không những mang lại vinh quang cho các người đẹp nước nhà, mà còn quảng bá cho ngành du lịch nước này được nhiều người biết đến, thúc đẩy kinh tế phát triển, giúp cho nước này xếp thứ 3 châu Mỹ sau Hoa Kỳ và Canada về sự phát triển GDP. Nhiều quốc gia nhỏ bé không có tài nguyên thiên nhiên, dân số ít ỏi, ít ai biết đến như Bahamas, Turks & Caicos, quần đảo Cayman, quần đảo Virgin, Aruba... cũng học làm theo.
Điều đặc biệt là khi các thí sinh quảng bá về quốc gia mình thì không chỉ tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên, lễ hội đặc sắc, các khu nghỉ dưỡng cao cấp, mà còn tự hào khoe quốc gia của mình là những thiên đường về thuế, cũng như giới thiệu về những lợi ích cho những nhà đầu tư khi đổ tiền vào nước họ (cấp quyền công dân, nhận hộ chiếu lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh Quốc nhưng lại không phải đóng thuế thu nhập như công dân mẫu quốc).
Chuyện gì xảy ra ở "cường quốc sắc đẹp" thế giới
Không cần phải nói thêm về thành tích của các người đẹp Venezuela tại các đấu trường sắc đẹp quốc tế nhưng điều nhiều người luôn thắc mắc rằng quốc gia Nam Mỹ này phải tốn bao nhiêu tiền để cho ra lò một cô gái đủ khả năng mang về vương miện HHHV hay HHTG? Thật khó để đưa ra câu trả lời nhưng vào thời kỳ kinh tế ổn định, được các nhà tài trợ tên tuổi của Mỹ đỡ đầu nên đài truyền hình Venevision chơi sang khi bỏ hẳn ra chi phí ước chừng khoảng 1 triệu USD (khoảng 21 tỉ đồng) mỗi năm cho mỗi thí sinh tham dự HHHV và HHTG.
Venezuela phải trả đến 120,000 USD để gửi Dayana Mendoza sang Việt Nam
tham dự HHHV 2008.
Số tiền đã bao gồm luôn giải thưởng là một căn hộ chung cư, xe hơi đời mới, giải phẫu thẩm mỹ toàn diện, nha khoa, trang sức, mỹ phẩm, một năm huấn luyện với các chuyên gia hàng đầu Thế Giới, cùng những bộ trang phục đắt tiền... Riêng chi phí gửi thí sinh đến HHHV của Venezuela cũng thuộc hàng khủng khi phải trả đến 120,000 USD để gửi Dayana Mendoza sang Việt Nam năm 2008. Còn năm 2003 khi Hugo Chavez thực hiện chính sách kinh tế chống Mỹ thì họ còn chật vật khi không thể đổi đủ 70,000 USD dù đã đủ đồng nội tệ bolivar để đưa Mariángel Ruiz đến Panama.
Để bù đắp lại cho các khoản đầu tư khổng lồ đó thì đài truyền hình Venevision sẽ trích lại ít nhất 30%-50% trên giá trị các hợp đồng quảng cáo, làm mẫu, sự kiện được ký với các người đẹp đoạt giải cao tại cuộc thi HHHV hay HHTG. Đồng thời các công ty luôn muốn có một hợp đồng quảng cáo đôi khi lên đến hàng chục nghìn USD chỉ cho vài chục giây lên sóng hoặc trở thành nhà tài trợ cho đêm chung kết hoa hậu Venezuela với số tiền bỏ ra từ vài trăm nghìn đến cả triệu USD.
Lợi ích mà các công ty này thu lại cũng rất lớn khi luôn gắn liền với các thương hiệu toàn cầu như HHHV hay HHTG. Sản phẩm của họ được tin dùng bởi các cô hoa hậu đẹp nhất thế giới, và tất nhiên là doanh số bán sản phẩm luôn cao, ổn định nhờ sự kiện đó. Venezuela luôn là nơi thu hút các cô gái ở Nam Mỹ, và Trung Mỹ tìm đến để được sửa mũi, bơm môi, nâng ngực, độn mông, chỉnh răng sao cho hoàn hảo như những cô búp bê Barbie sống nhờ chi phí rẻ và tay nghề cao của các bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ nơi đây.
Thế nhưng trong những năm gần đây khi chính phủ cánh tả Venezuela tịch thu tài sản của giới tư bản, quốc hữu hóa các tập đoàn nước ngoài, tham nhũng tràn lan trong giới quan chức, sự thiếu chuyên môn khi nhà nước tiếp quản công ty tư nhân, tất cả đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt các nhu yếu phẩm sinh hoạt trong nước, sản xuất công nghiệp bị đình trệ, kinh tế xuống dốc và bất ổn xã hội tăng cao đã khi chính phủ buộc các công ty lớn rời khỏi Venezuela.
Tất nhiên nó cũng ảnh hưởng đến số tiền dành cho tổ chức hoa hậu Venezuela và từ năm 2011 đến nay quy mô cuộc thi chỉ được tổ chức gói gọn, tiết kiệm trong trường quay chỉ vài trăm chỗ ngồi của đài truyền hình Venevision, thay vì hoành tráng ở cung thể thao quốc gia với hơn 20,000 người. Mọi thứ đều phải cắt giảm từ số lượng thí sinh từ trên dưới 30 tiểu bang cho đêm chung kết như trước đây xuống chỉ còn vỏn vẹn 20 và trong năm 2015 sẽ dự kiến xuống còn 14 như thông báo mới nhất.
Và sẽ không còn chuyện giải phẫu thẩm mỹ miễn phí tràn lan cho tất cả các thí sinh tham gia vòng chung kết toàn quốc, mà chính các cô phải tự bỏ tiền ra để làm điều đó, sử dụng trang phục của các nhà thiết kế nội địa, không còn căn hộ, xe hơi hay tặng vật xa xỉ như trước nữa. Cũng như chương trình phải sản xuất dưới dạng truyền hình thực tế mỗi tuần để tăng thêm thời lượng quảng cáo và làm cho thí sinh được chú ý nhiều hơn.
Thị trường châu Á màu mỡ
Mặc dù người dân Nhật Bản không mấy hào hứng với các cuộc thi sắc đẹp, nhưng dưới thời của người đàn bà Pháp - Ines Ligron (1997-2010) không chỉ mang về cho xứ sở mặt trời mọc một vương miện HHHV (2007), 2 á hậu (2003, 2006), 1 vị trí tứ kết (2008), mà còn vực dậy nền công nghiệp thời trang, mỹ phẩm nước này khi thu về hàng triệu USD từ các nhà tài trợ danh tiếng của các thương hiệu Nhật Bản cũng như nước ngoài.
Bà Ines Ligron và Donald Nguyễn - tác giả bài báo.
Vì thị trường khách hàng nước này nổi tiếng khắt khe và không tiếc tiền cho hàng hiệu. Một điều ít ai biết là những cô gái trẻ đẹp xứ hoa anh đào thì thích được nổi tiếng hơn trong ngành công nghiệp phim ảnh, giải trí người lớn hơn là trở thành người mẫu thời trang nên thị trường Nhật cực kỳ thiếu các người mẫu, đặc biệt là gốc châu Á da vàng để quảng bá hình ảnh sản phẩm đến công chúng.
Còn ở những cường quốc hoa hậu hoa hậu như Philippines, Ấn Độ, Thái Lan thì việc tổ chức ra các cuộc thi luôn dễ dàng kiếm được tiền tài trợ cũng giống như ở Venezuela trước thời kỳ khủng hoảng kinh tế, và các người đẹp của nước họ cũng dễ dàng lấn sân sang các lĩnh vực khác có liên quan.
Người đẹp Hương Giang.
Tại Việt Nam không ai lạ lẫm gì một sự kiện hoa hậu quốc gia lâu đời, chính thống nhất dễ dàng có được hàng chục tỷ đồng tiền tài trợ, thương hiệu được quảng bá trên sóng quốc gia trong khung giờ vàng, thu hút sự quan tâm đông đảo của công chúng chính là điều mà họ mong muốn qua mỗi cuộc thi. Còn các cô gái thắng giải cuộc thi dù chưa thuyết phục nhưng chỉ cần tham gia một sự kiện được mời là bỏ túi hàng chục triệu đồng, làm gương mặt quảng cáo cho thương hiệu với giá vài trăm triệu đồng là bình thường.
Như trường hợp của Trần Thị Hương Giang sau khi thành công tại cuộc thi Hoa hậu Thế Giới 2009, ngoài việc nhận được nhiều show diễn, quảng cáo và còn được nhận một chiếc xe hơi đời mới của hãng Mercedes trong buổi lễ trao giải Miss Grand Slam Asia vào năm 2010, do Global Beauties tổ chức.
- Vợ cũ Đàm Vĩnh Hưng ứng xử thế nào với nam ca sĩ mà được khen?
- Vì sao Hà Hồ và Kim Lý không tổ chức hôn lễ?
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Nam thần thời sự của VTV một thời: Nay làm Tổng giám đốc kênh truyền hình, cuộc sống cực kín tiếng
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?