Đã gần 40 năm nay, trong căn nhà nhỏ nằm cuối con phố “tây” Tạ Hiện, có một ông lão ngày đêm vẫn say sưa với những chiếc quạt từ thời “cổ lỗ sĩ". Người ta gọi ông với cái tên thú vị: ông lão buôn “gió”.
|
Con phố Tạ Hiện ngày nay đã trở nên sầm uất với hàng loạt những quán xá dọc hai bên đường. Khách nước ngoài đổ đến nườm nượp, sinh hoạt cả ngày lẫn đêm khiến nơi đây được gán cho cái tên phố “tây”. Rảo bước đi gần hết con phố, tôi chợt bất ngờ vì nằm lọt thỏm trong một góc không gian bé nhỏ là một cửa hiệu bán quạt cổ với tấm biển gỗ cũ kỹ.
Hóa ra, trong cuộc sống ồn ã, náo nhiệt của người dân thị thành, đây đó, trong những ngõ phố, mái nhà, ban công cổ kính của Thủ đô vẫn tồn tại những chiếc quạt cổ - niềm đam mê mang đậm dấu ấn lịch sử của những người yêu Hà Nội, yêu mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Ông chủ của những chiếc quạt cũ kỹ này là một người dân Hà Nội chính gốc, không chỉ những người dân ở con phố Tạ Hiện mà rất nhiều người sinh sống quanh khu vực phố cổ đều biết tiếng ông Phúc “quạt cổ”. Tên đầy đủ của ông là Trần Công Phúc, năm nay ông đã bước quá cái tuổi “thất thập cổ lai hy”. Ông chuyển về phố Tạ Hiện sống kể từ khi những người Hoa rời bỏ con phố này.
Khởi nghiệp, ông cũng chỉ là một tay làm nghề sửa chữa động cơ. Thế rồi, trong một lần tình cờ, được một người hàng xóm bán rẻ cho chiếc quạt nhãn hiệu Marelli của khách sạn Metropole, ông mang về chữa lại. Dưới bàn tay tài hoa của người thợ lành nghề, chiếc quạt được sửa lại chạy tít như mới. Sau đó, chiếc quạt cổ lọt vào mắt của một vị khách du lịch người Anh và được người này mua với giá cao gấp 20 lần so với giá gốc.
Từ đây, ông Phúc “bén duyên” với những chiếc quạt cổ, ông đi khắp nơi để tìm kiếm, thu mua những chiếc quạt cổ từ lâu đời đã hỏng đem về sửa, phục chế. Vừa để thỏa mãn niềm đam mê với cái nghề của mình vừa để kiếm kế mưu sinh.
Hễ cứ gặp chiếc quạt từ đời “tám hoánh” nào người ta “thải”, ông lại mua về. Cục sắt gỉ trong trạng thái “chết”, ông dùng kiến thức cơ học, điện, vật lý để “bắt bệnh” cho nó. Rồi ông trổ hết vốn hiểu biết về thẩm mỹ màu sắc ra mà đánh bóng nó lên để trở thành những chiếc quạt đẹp như mới.
Ông Phúc kể lại: “Có dạo, nghe tin trong Cần Thơ có người còn giữ chiếc quạt cổ của Ý từ lâu đời, ngay từ khi con người mới phát minh ra điện. Đam mê đã thôi thúc tôi gác lại công việc, lần mò vào tận miền trong, dò hỏi hết người này đến người kia. Thế rồi, sau hơn nửa tháng tôi trở về nhà với “chiến lợi phẩm” là chiếc quạt cổ chạy bằng máy hơi nước, có thể nói là “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam. Chiếc quạt này tôi không bán, mà giữ lại làm kỷ niệm cho đến tận bây giờ”.
Ông Phúc chữa quạt không vì mong nổi tiếng, nhưng tự thân những chiếc quạt tưởng như hàng "đồng nát ve chai" lại mang tiếng tăm của ông vượt xa mức tưởng tượng. Thế rồi, những cái tên “người buôn gió cổ, bác sĩ quạt cổ” cứ giòn vang trên báo và tạp chí trong và ngoài nước, bỗng ông trở thành người được nhiều giới chơi quạt quan tâm.
Thực ra ý tưởng để mình trở thành người có nhiều quạt cổ cũng không phải do ông ấn định từ trước khi làm nghề, mà từ sự du nhập của đồ điện tân thời. Những chiếc quạt bỗng chốc trở thành cũ kỹ khi những chủ nhân luôn ưa sự tươi mới từ những cỗ máy làm mát hiện đại.
Cũng vì tiếng tăm của mình, ông Phúc đã được nhiều người quý mến mang quạt cổ đến tặng không. Với người khác có lẽ chỉ là một khối kim loại vô tri, nhưng mỗi chiếc quạt cổ với ông Phúc lại là một điều mới mẻ để được khám phá, chinh phục cho những chiếc quạt trở lại với những công năng ban đầu.
Ông Phúc tâm sự: “ Khách hàng tìm đến mua quạt của tôi chủ yếu là người nước ngoài. Nhờ cái duyên với quạt cổ, tôi đã có cơ hội được bắt tay với các đại sứ quán, tham tán liên minh châu Âu, đại diện của Microsoft, mấy vị tiến sĩ ngoại quốc…. Nhiều vị khách quốc tế đã ghé thăm nhà tôi để mua cho kỳ được một kỉ vật mang dấu ấn thời gian đang được bảo lưu trong lòng Hà Nội”.
Đã hơn 40 năm ông làm cái nghề mà mọi người vẫn thường gọi một cách mỹ miều là thổi hồn vào những chiếc quạt. Nghe có vẻ “nghệ sĩ đáo để”. Ông bảo, mỗi chiếc quạt như một thân phận, mình thấy yêu thích thì cứ thế mà mày mò phục chế lại. Trong ngôi nhà chật chội mà gia đình ông đang cư trú có không biết bao nhiêu “thân phận” quạt đang chờ bàn tay chủ nhân hồi sinh.
Hình ảnh những chiếc quạt cổ:
Cửa hiệu quạt cổ nhỏ bé của ông Phúc nằm ở cuối con phố "tây" Tạ Hiện
Các động cơ quạt cổ được ông Phúc đi tìm mua, sưu tầm từ khắp mọi nơi
Một chiếc động cơ quạt cổ có tuổi đời hơn 100 năm
Những chiếc quạt lâu đời mang nhãn hiệu Marrelli của Ý
Chiếc quạt chạy bằng hơi nước ông Phúc tốn nhiều công sức để tìm mua
Truyền nghề cho "hậu bối"
Trong gian nhà nhỏ, chật hẹp, biết bao những hồn quạt đang chờ được "hồi sinh"
Gần 40 năm trôi qua, dưới bàn tay tài hoa, ông Phúc đã thổi hồn vào vô số những chiếc quạt cổ
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?