Những câu chuyện xúc động về ‘thiên thần áo trắng’ ở viện làm lay động lòng người, bên cạnh có ‘bàn tay vàng’, họ còn có 1 tấm lòng vàng.
Ở nhiều bệnh viện, điều dưỡng rất có tấm lòng. Họ còn góp tiền cho những bệnh nhân nghèo. (Ảnh: Nguyễn Tâm) |
Bác sĩ, điều dưỡng từ chối tiền ‘cảm ơn’
Thời gian qua, sau vụ việc điều dưỡng Trần Vân Anh đánh rơi 5 trẻ sơ sinh ở bệnh viện Phụ sản Hà Nội thì niềm tin vào những cán bộ áo trắng đã bị ảnh hưởng phần nào.
Nhưng, trên thực tế, vẫn còn đó những tấm lòng y, bác sĩ rất đáng trân trọng.
Phản hồi đến báo PV, độc giả Thái Huy chia sẻ: “Tôi có 2 đứa con đều sinh tại bệnh viện nhân dân Gia Định. Lúc đầu, tôi cũng nghĩ như bao người khác là phải thế này, thế kia để cho vợ con mình được chăm sóc tốt. Nhưng khi tôi đưa tiền cho họ thì có ai dám nhận đâu. Từ lúc chuẩn bị vào sinh, đến lúc sinh, rồi tắm bé, mỗi giai đoạn tôi đều "nhét" tiền cho họ, nhưng đều bị trả lại hết. Có ai dám lấy đồng cắc nào đâu. Đến khi làm thủ tục thanh toán tiền ra viện, tôi thấy ở đây phục vụ tốt quá tiền dư mà bệnh viện phải thối lại tôi định cảm ơn cho cô thu ngân, nhưng họ cũng làm "mất lòng" tôi luôn và những người chung một lượt với vợ chồng tôi đều nói như vậy hết”.
Bản thân phóng viên, trong khi tác nghiệp ở bệnh viện phụ sản Trung ương, cũng nhận được những lời khen như vậy.
Đi trông người đẻ, thôi thì mỗi người mỗi cảnh. Người có điều kiện thì thuê phòng trọ, không có thì lăn lộn bám hành lang, bám cầu thang bệnh viện để tá túc chờ người nhà sinh. Nhưng ít nhất, niềm tin vào y, bác sĩ tại bệnh viện đã được họ công nhận.
Theo bà N.T. Xuyến (Đông Anh, Hà Nội) đi chăm con ở viện Phụ sản Trung ương: Bác sĩ tại đây rất tốt, rất nhiệt tình và nhẹ nhàng, thường xuyên đến tận phòng thăm hỏi bệnh nhân. Thậm chí, có đưa phong bì, bác sĩ, điều dưỡng đều bảo: “Chúng tôi không thiếu tiền, chị không phải đưa phong bì. Đây là trách nhiệm của chúng tôi, chị yên tâm, cháu sẽ được chăm sóc tốt”.
Bà cho biết thêm: Con bà nằm viện, đồ ăn đã được đưa đến tận cửa phòng nên bệnh nhân không phải ra ngoài. Trong phòng có vệ sinh khép kín. Thậm chí, trẻ sinh ra có sẵn quần áo. Nói chung, bác sĩ chăm sóc tốt. Tuy nhiên, vì chúng tôi luôn lo lắng cho con nên cứ chầu chực ở ngoài.
Còn bà Vịnh (Sóc Sơn, Hà Nội) tâm sự: Con tôi ở đây chờ sinh và vừa đẻ bé 3,4 kg. Tôi mừng lắm. Các bác sĩ ở đây trình độ cao, tôi không lo lắng điều gì cả. Nhưng cháu vừa đẻ, vết mổ đau, không chăm con được nên tôi phải ở cạnh đỡ. Bác sĩ bận làm sao tôi dám nhờ những việc nhỏ như vậy.
Không chỉ ở viện Phụ sản Trung ương, mới đây thôi, bệnh nhân Trần Hiếu Minh (Hà Nội) phải vào khoa Phẫu thuật gan mật, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để cắt bỏ khối u trong gan có kích cỡ 4cmx8cm. Lúc vào, chị Minh rất lo lắng.
Nhưng sau khi được phẫu thuật thành công. Khối u đó là u lành tính, chị rất mừng. Chị Minh chia sẻ: “Tôi cứ tưởng đi viện thì phải chuẩn bị này nọ. Tôi đã lo sẵn phong bì rồi, phẫu thuật thì đưa cho bác sĩ, điều dưỡng nhưng họ đều trả lại.
Mà ở đây, họ chăm sóc tôi rất chu đáo. Điều tôi khâm phục là trình độ bác sĩ, họ đều là những người cực giỏi trong phẫu thuật”.
Khóc khi cháu bé giã từ cõi đời
Khi đến bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để viết những trường hợp thương tâm cần giúp đỡ, phóng viên cũng gặp nhiều ‘thiên thần áo trắng’ có tấm lòng nhân hậu. Chị Nguyễn Thị Thu Hà, phụ trách điều dưỡng tại khoa Phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực, bệnh viện Việt Đức là một trong những thiên thần ấy.
Chia sẻ với phóng viên, chị nói: Tôi gắn bó với nghề này đã 15 năm nay. Trước, cứ 5 ngày thì trực đêm 1 ngày. Chồng tôi vốn là bộ đội, cũng có lúc cả chồng và vợ phải cùng trực đêm. May mắn cho tôi có bà dì ở cùng nên trông nom đỡ.
Có những điều dưỡng không được theo nghề như chị. Có nữ điều dưỡng đã phải chọn lựa giữa gia đình và công việc. Người đó phải từ bỏ nghề của mình để tập trung lo cho gia đình.
Chị Hà chăm sóc bệnh nhân với tấm chân tình và rồi chị cũng nhận được sự đáp trả cho tấm chân tình đó. Từng bát chè các chị nấu ăn thêm mỗi khi ca trực muộn, chị múc cho bệnh nhi nghèo. Không chỉ có chị, mà những nữ điều dưỡng ở đây còn chia sẻ suất cơm, nước uống cho bệnh nhân.
Một điều dưỡng tại viện Huyết học truyền máu trung ương đã bế cháu Hứa Văn Dũng trên tay và khóc vì thương cháu. (Ảnh: Nguyễn Tâm)
Trong ký ức của chị Hà, niềm vui thì nhiều mà nỗi niềm cũng lắm.
Một bệnh nhân chỉ vài tháng tuổi mắc bệnh tim, nhà ở tận Cao Bằng được phẫu thuật, nhưng cháu đã không qua khỏi. “Khổ thân thằng cu, trông mũm mĩm xinh xắn lắm”.
Khi cháu đã ra đi, chị vừa lau người cho cháu, vừa nghẹn ngào tuôn lệ vì xót xa. Cháu mất đi, nhưng bố mẹ không có tiền để đưa cháu về Cao Bằng.
Gia đình định cho cháu vào túi du lịch rồi đi về bằng xe khách. Các bác sĩ, điều dưỡng ở đây thấy vậy định ủng hộ tiền đưa cháu về. Mỗi người một ít. Nhưng sau đó, cha mẹ cháu quyết định để cháu lại bệnh viện nhờ giúp đỡ.
Trong một lần đến tác nghiệp tại bệnh viện Huyết học và truyền máu Trung ương, chúng tôi gặp một điều dưỡng tốt bụng.
Chị giơ hình ảnh bé gầy trơ xương Hứa Văn Dũng trong điện thoại cho tôi xem. Chị không kìm được nước mắt. Trong ảnh, chị đang bế bồng và vuốt ve cháu. Khi kể về cháu cho tôi, mắt chị lại rớm lệ xót xa. Lúc ấy, tôi hiểu tình cảm của người điều dưỡng đang dâng trào. Chị muốn nhiều người góp sức vào giúp cháu.
Cháu Dũng, sinh ngày 18/10/2010 ở Đội 8, thôn Nà Bó, xã Thổ Bình, Lâm Bình, Tuyên Quang mắc bệnh lá lách to nên phải điều trị truyền máu. Dù gần 3 tuổi nhưng cháu chỉ nặng có 6kg.
Sau khi loạt bài lên trang PV, rất nhiều quý độc giả, quý ân nhân đã gửi tiền ủng hộ cho cháu nhưng không may mắn, một thời gian ngắn sau đó, cháu đã ra đi mãi mãi.
Cũng là một lương y áo trắng, vị bác sĩ này không quản ngại đến Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Bắc Giang khám cho những cháu khuyết tật và đưa các cháu về bệnh viện để khám miễn phí.
Đó là Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Mạnh Khánh, Phó trưởng khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình 2, bệnh viện Việt Đức là người trực tiếp khám và phẫu thuật cho Tí.
Cháu Nguyễn Văn Tí (khoảng 7 tuổi) có hoàn cảnh khá đặc biệt. Vào năm 2008, Tí bị bỏ tại cổng Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Bắc Giang. Khi ấy, trên người Tí không có giấy tờ gì. Các cô ở trung tâm nhặt Tí vào nuôi. Nhìn Tí lúc ấy, nhiều người không khỏi xót xa. Tí bé tẹo, khuôn mặt dị dạng với hàm ếch bị hở 2 lỗ, chân khèo, bàn chân nhỏ, vẹo quặp vào trong, ngón tay thì bị dính chặt không xòe ra được.
Năm 2011, Tí được 1 tổ chức từ thiện đưa đi phẫu thuật. Miệng cháu kín, Tí dần phát âm và nói được. Dù hiện nay, Tí nói vẫn ngọng lắm.
Bác sĩ Khánh kể: Qua người bạn làm ở Hiệp hội hợp tác Vì trẻ em Việt Nam, tôi đến trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Bắc Giang khám cho cháu và hướng dẫn đưa Tí về viện để phẫu thuật.
Tí bị 2 bàn tay có ngón dính, 2 chân khèo không đi lại như bình thường được. Cháu còn bị dị tật lỗ đái thấp. Nếu không phẫu thuật, sau này, chân cháu sẽ biến dạng. Tí đã được bác sĩ Khánh phẫu thuật tách 3 ngón tay bị dính ở bàn tay phải và bàn tay trái.
Trong thời gian tới, bác sĩ Khánh sẽ tiếp tục phẫu thuật để cháu có thể đi như người bình thường. Nhưng phải đợi một thời gian nữa, khi cháu lớn hơn, sụn, xương, gân đã phát triển ổn định. Lúc đó, cháu sẽ được sửa xương, kéo dài gân gót, cắt gan bàn chân, kéo dài gân gấp các ngón…
Bác sĩ Khánh tâm sự: “Trong thời gian cháu đến phẫu thuật, anh em bác sĩ, điều dưỡng đã quyên góp, giúp đỡ cháu phần nào. Chúng tôi giúp cháu cùng người trông cháu có suất ăn hàng ngày.
Tuy nhiên, cháu còn phải qua nhiều cuộc phẫu thuật nữa nên rất cần chi phí cho lưu trú viện, phục hồi chức năng… mà ngân sách trung tâm bảo trợ eo hẹp. Tôi rất mong có được nguồn hỗ trợ thêm cho cháu”.
Như vậy, có chứng kiến từng việc, từng con người cụ thể, tôi mới thấy rằng, ở nơi bệnh viện đau khổ ấy. Bên cạnh cái chết, nỗi tuyệt vọng thì sự sống, niềm hy vọng, tình thương yêu vẫn luôn hiện hữu. Và vẫn còn đó, những “thiên thần áo trắng” với tấm lòng yêu thương bệnh nhân tràn đầy.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%