Vào một đêm mất ngủ, tôi thức dậy phát hiện chồng tôi đang ngồi bên phòng mẹ. Cả hai nói chuyện rì rầm nhưng cũng đủ để tôi hiểu được nội dung.
![]() |
|
Tôi và chồng yêu nhau từ thời đại học. Thời gian yêu, tôi và anh có thai 2 lần. Cả 2 lần, anh đều nói chúng tôi còn trẻ, sự nghiệp chưa có nên chuyện con cái phải gác lại.
Tôi nghe lời anh, đến phòng khám tư giải quyết hậu quả. Năm 27 tuổi, chúng tôi mới làm đám cưới. Cưới xong, vốn liếng chúng tôi có được là 500 triệu. Hai vợ chồng bàn nhau vay thêm ngân hàng, mua căn hộ chung cư.
Dù tôi khó có con nhưng chồng khá yêu tôi. Ảnh minh họa
Cuộc sống của chúng tôi ổn định. Nhưng niềm vui chưa trọn vẹn vì nhiều tháng sau cưới, tôi vẫn không thấy tin vui. Chúng tôi đi bệnh viện khám, bác sĩ nói, tôi bị u xơ tử cung. Việc có thai là khó khăn nhưng vẫn có hy vọng.
Tôi đã nghe lời bác sĩ, chịu khó phẫu thuật và điều trị. Tuy nhiên, 4 năm sau khi phát hiện bệnh, tôi vẫn chưa thể mang thai.
Nỗi buồn chưa vơi thì tháng 12 năm ngoái, tôi ngã xe máy. Một chân bị gãy phải nằm bó bột. Vì vậy, tôi quyết định nhờ mẹ chồng đến chăm sóc.
Bố chồng tôi mất sớm, bà vốn ở quê một mình. Nhiều lần, tôi đã bàn với chồng đưa bà lên ở cùng để cả nhà vui vẻ. Tuy nhiên, mẹ chồng tôi tham việc đồng áng. Bà hẹn khi nào có cháu nội mới đến nhà chúng tôi. Lần này, tuy chưa có cháu nội nhưng chân tôi không thể đi lại. Bà cũng không có lý do chối từ.
Bà đến nhà tôi, lo cơm nước, hỗ trợ dọn dẹp cho hai vợ chồng. Tính bà lại xởi lởi, vui vẻ nên mẹ chồng nàng dâu rất hợp nhau. Ngày nào hai mẹ con cùng trò chuyện thân thiết. Bà động viên tôi yên tâm nghỉ ngơi để nhanh hồi phục sức khỏe. Bà còn bảo, chuyện con cái cũng đừng quá nặng nề.
Chồng tôi là con một nhưng nếu khó sinh, chúng tôi có thể nhận con nuôi. Ở quê bà, nhiều người đi xin con. Họ nuôi dạy tốt nên con cái rất ngoan ngoãn, hiếu thảo. Tôi nghe bà nói, cảm động đến rơi nước mắt.
Ai ngờ, vào một đêm mất ngủ, tôi thức dậy phát hiện chồng tôi đang ngồi bên phòng mẹ. Cả hai nói chuyện rì rầm nhưng cũng đủ để tôi hiểu được nội dung. Trong câu chuyện đó, bà khuyên chồng tôi nên kiếm bên ngoài một đứa con. Khi chuyện đã rồi, tôi sẽ phải chấp nhận hoặc ly hôn hoặc nuôi con cho chồng.
Tôi nên ứng xử thế nào đây? Ảnh minh họa
Chồng tôi có vẻ ngần ngại nhưng bà nói dứt khoát: "Anh là con một, phải lo nối dõi tông đường".
Tôi điếng người, nước mắt chảy tràn nhưng vẫn cố mím môi, tránh bật ra tiếng khóc.
Hai hôm sau, trong bữa cơm, bà nói với vợ chồng tôi, bà có người cháu họ, đang làm quán cafe ở Hà Nội.Đợt này, con bé bị mất việc, lương lậu không có nên muốn đến nhà tôi ở nhờ. Con bé sẽ lo cơm nước, dọn nhà. Khi nào tìm được việc mới, cháu sẽ chuyển đi.
Tôi hỏi chồng tôi về cô cháu này nhưng chồng tôi chỉ biết qua loa. Trong trí nhớ của anh, cô bé đó ở cùng làng, nhà khó khăn. Mẹ mất sớm nên không được học hành nhiều.
Tôi nghe xong chỉ im lặng.
Nếu như trước kia, tôi chắc chắn sẽ đồng ý. Tuy nhiên, kể từ khi nghe được cuộc nói chuyện của chồng và mẹ chồng, tôi thấy nghi ngờ và suy diễn mọi thứ.
Tôi có nên nói thẳng suy nghĩ của mình? Hay âm thầm ngăn cản mọi chuyện.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”


-
Từ xưa đến nay, lý do đàn ông bỏ rơi phụ nữ chỉ gói gọn trong một chữ, ít có ngoại lệ
-
Trong hôn nhân, phụ nữ thiển cận chỉ quan tâm đến tiền bạc, còn phụ nữ nhìn xa trông rộng quan tâm đến 3 điều này
-
Con dâu sợ nhất lấy phải nhà chồng kiểu gì? Không phải nghèo khó, 3 kiểu gia đình này mới thực sự là 'ác mộng'
-
Phụ nữ có hai thời điểm bộc phát 'nhu cầu' mạnh nhất, đàn ông tinh tế nhất định phải biết




-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập