Theo thông tin từ Cục Thú y13 ổ dịch cúm gia cầm này trải dài trên cả nước, trong đó có 12 ổ dịch cúm A/H5N1 và 1 ổ dịch cúm A/H5N6
![]() |
|
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) tính đến ngày 26/2 cả nước có 13 ổ dịchcúm gia cầmtại 7 tỉnh chưa qua 21 ngày. Hiện các địa phương không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh.
Cụ thể, tại Bạc Liêu có 1 ổ dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại một hộ chăn nuôi tại ấp Vĩnh Phú A, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long làm 400 con gà bị mắc bệnh, chết và 2.785 con gà bị tiêu hủy. Từ ngày 21/2 đến nay không phát sinh gia cầm mắc mới.
Tại Nam Định đã xảy ra 2 ổ dịch cúm A/H5N tại 1 hộ nuôi vịt gồm 894 con của xã Trực Nội và 3 hộ nuôi gia cầm (4.945 con vịt và 240 con gà) của xã Trực Thuận, huyện Trực Ninh. Từ ngày 15/2 đến nay không phát sinh gia cầm mắc mới.
Tại An Giang có 2 ổ dịch cúm A/H5N1 đã xảy ra tại 2 hộ chăn nuôi gia cầm của xã Tân Trung, huyện Phú Tân (300 con vịt trời mắc bệnh và 809 con vịt trời phải tiêu hủy) và tại xã Phú Mỹ Đông, huyện Thoại Sơn (80 con gà mắc bệnh và tiêu hủy). Từ ngày 17/2 đến nay, không phát sinh gia cầm mắc mới.
Tại Sóc Trăng xảy ra 1 ổ dịch cúm A/H5N1tại 1 hộ nuôi gà (110 con mắc bệnh và 945 con tiêu hủy) của xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú. Từ ngày 21/2 đến nay, không phát sinh gia cầm mắc mới.
Tại Đồng Nai đã xảy ra 1 ổ dịch cúm A/H5N1 tại 1 hộ nuôi gà (5.000 con) xã Suối Trầu, huyện Long Thành. Từ ngày 16/2 đến nay, không phát sinh gia cầm mắc mới.
Tại Quảng Ngãi đã xảy ra một ổ dịch cúm A/H5N6 tại xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ làm 4.500 con gia cầm bị mắc bệnh. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn vịt mắc bệnh (6.160 con) và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định. Từ ngày 9/2 đến nay, không phát sinh gia cầm mắc mới.
Tại Nghệ An đã xảy ra 5 ổ dịch cúm A/H5N1 trên địa bàn các xã Diễn Thắng, Diễn Lộc, Diễn Nguyên và Diễn Cát, huyện Diễn Châu và tại Phường Đông Vĩnh, thành phố Vinh làm tổng số 3.279 con gia cầm mắc bệnh và 5.109 con gia cầm phải tiêu hủy.
Đại diện Cục Thú y cũng cho biết,nguy cơ dịch phát sinhvà lây lan dịch cúm gia cầm trong thời gian tới là rất cao. Một số chủng virus cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam (A/H7N9, A/H5N2, AH5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu.
“Do đó, các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống cúm gia cầm; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời,” đại diện Cục Thú y nhấn mạnh.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny


-
06 Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 04 năm 2025
-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vượt xa Tổng thống Mỹ Donald Trump, đứng thứ bao nhiêu trên BXH người giàu nhất thế giới?
-
Top 10 hộ chiếu (passport) quyền lực nhất thế giới 2025, Việt Nam đứng ở vị trí bao nhiêu?




-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Xảy ra động đất cần làm gì để thoát hiểm?
-
Số thuê bao di động phải xác thực qua VNeID để khẳng định thuê bao chính chủ
-
Chính thức: Đảng viên sinh con thứ ba trở lên không còn bị kỷ luật
-
Ca sĩ nổi tiếng cưới đại gia Việt kiều: 25 năm không có con chung, sở hữu nhiều BĐS tại Mỹ
-
Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2025
-
Mỹ công bố vắc-xin chống lại 4 loại ung thư
-
Sáp nhập tỉnh thành, điểm ưu tiên khu vực của thí sinh thi THPT và xét tuyển đại học được tính thế nào?