Không chỉ chất giọng mà ngay cả cách dùng từ của chị Thảo cũng hoàn toàn thay đổi kể từ sau vụ va quệt giao thông.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Dũng cho rằng trường hợp chị Thảo giống hội chứng Savant hay còn gọi là "hội chứng bác học'' (savant syndrome). Giọng Trung tự dưng... hóa Bắc |
Cả đời chỉ biết quanh quẩn với ruộng đồng, cũng chưa một lần đặt chân ra Bắc nhưng một điều kì lạ đã xảy đến với chị Nguyễn Thị Thảo (46 tuổi, trú tại xã Nghĩa Ninh, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) sau vụ tai nạn tưởng chừng không thể qua khỏi. Bị đập đầu trực tiếp xuống đất, chị Thảo tỉnh dậy trong trạng thái mơ hồ, không kiểm soát được cơ thể và cũng từ đấy giọng nói Quảng Bình của chị bỗng dưng chuyển sang "đặc sệt" giọng miền Bắc.
Suốt nhiều ngày qua ở xã Nghĩa Ninh, câu chuyện về người phụ nữ địa phương bỗng dưng đổi thành giọng Bắc sau vụ tai nạn nghiêm trọng khiến dư luận xôn xao bàn tán. Diễn biến sự việc càng trở nên phức tạp bội phần khi nhiều người dân ở các vùng lân cận, vì hiếu kỳ, cũng tụ tập, qua nhà hỏi han, tìm hiểu, làm phiền gia chủ. Mục đích bề ngoài của họ là thăm hỏi, nhưng thực chất chỉ cốt để thỏa mãn sự tò mò.
Người phụ nữ kỳ lạ ấy tên là Nguyễn Thị Thảo, trú tại thôn 1, xã Nghĩa Ninh. Tối 25/7, sau khi kết thúc công việc đồng áng trở về nhà trên một chiếc xe đạp, chị Thảo bất ngờ va chạm giao thông với một xe máy đang chạy với tốc độ cao "kẹp" 3 thanh niên đi ngược chiều. Cú va chạm mạnh khiến chị Thảo bị ngã đập đầu xuống đường, ngất gần 4 tiếng đồng hồ và được đưa vào điều trị tại bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba (Đồng Hới - Quảng Bình).
Với chẩn đoán chấn thương sọ não, chị Thảo ngay lập tức được chuyển vào bệnh viện TW Huế điều trị tiếp. Sau 3 ngày nằm mê man bất tỉnh, chị Thảo dần tỉnh lại. Nhưng điều khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc là chất giọng bản địa bao năm qua của chị bỗng dưng đổi sang giọng Bắc chuẩn. Mặc dù, theo nhiều người thì người phụ nữ nông thôn ấy từ trước đến nay chỉ quanh quẩn ở địa phương, chưa một lần đặt chân ra ngoài Bắc.
Những tưởng hiện tượng kỳ lạ đó sẽ nhanh chóng qua đi nhưng suốt từ ngày ra viện 7/8 đến nay, chị Thảo vẫn tiếp tục nói bằng thứ tiếng Bắc đặc sệt. Hiện tại người phụ nữ 46 tuổi đã điều trị ổn định nhưng vẫn còn rất yếu, đau đầu chóng mặt, đau nửa người bên phải, thỉnh thoảng chân tay co rút, không làm được việc gì. Đêm chị thường xuyên mất ngủ và một ngày chỉ ăn được nửa bát cơm, dù trước đó ăn rất khỏe đến 3-4 bát mỗi bữa. Được biết, một vài ngày tới chị Thảo sẽ phải vào Huế tái khám để tổng kiểm tra lại sức khỏe.
Tìm đến gia đình người chị Nguyễn Thị Thảo để tìm hiểu rõ hơn sự tình, chúng tôi đã tận tai nghe những phát âm miền Bắc khá chuẩn của người phụ nữ "chưa từng một lần tiếp xúc với người Bắc" này. Trao đổi với chúng tôi, chị Thảo thừa nhận mình chưa bao giờ ra Bắc, chưa một lần tiếp xúc với người miền Bắc và thậm chí cũng rất ít xem các kênh truyền hình nói giọng Bắc.
"Công việc nhà nông lam lũ, suốt ngày quanh quẩn với ruộng vườn, lúc nông nhàn thì có ai thuê gì làm nấy nên cả đời tôi chưa được đi đâu xa, huống chi ra đến Hà Nội. Gia đình tôi cũng thường xem các kênh truyền hình của địa phương hoặc cùng lắm là các tỉnh miền Trung. Những người xung quanh tôi đều là dân quê nên nghe giọng Bắc cũng câu được câu chăng. Muốn diễn đạt gì, tôi cứ phải nói đi nói lại nhiều lần, may ra họ mới hiểu" - chị Thảo cho biết.
Đi sâu vào câu chuyện, chúng tôi nhận ra không chỉ ở cách phát âm mà kể cả danh từ, đại từ hay thán từ cũng đã bị thay đổi hoàn toàn trong cách nói chuyện của người phụ nữ này. Ví dụ, chị Thảo không còn gọi cái chén (dùng ăn cơm, theo cách gọi của người Quảng Bình) như trước mà nói cái bát (theo cách gọi của người Bắc). Tiếng kêu "trời ơi" thì nay chị nói "giời ơi"; "Tau", "mi" đổi thành "tao", "mày"; hay các từ thường dùng ở địa phương như "chi", "mô", "răng", "rứa"... thì đã chuyển hết thành "gì", "đâu", "sao", "thế"… theo cách nói của người miền Bắc. "Tôi hoàn toàn không cảm thấy khó khăn hay khác biệt gì ở cách phát âm cả. Nó hoàn toàn bình thường như khi xưa tôi nói tiếng địa phương vậy" - chị Thảo nói.
Chị Nguyễn Thị Thảo là trường hợp đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam chuyển giọng nói sau tai nạn Bị nghi oan... cố tình pha tiếng
Khi được hỏi về cảm giác của mình lúc bắt đầu đổi sang nói giọng Bắc, chị Thảo tâm sự: "Kể từ thời điểm bị đập đầu xuống đất đến lúc tỉnh dậy, tôi hoàn toàn không biết gì. Người nhà ai cũng tưởng tôi sẽ không thể qua khỏi. Lúc mới dậy, tôi thấy mình như một con người hoàn toàn khác, thân xác như đi mượn, khó khăn khi điều khiển các bộ phận trên cơ thể. Lúc tôi cất tiếng thều thào đầu tiên gọi chồng, anh Lâm đã thoáng bất ngờ nhưng không nói gì. Mãi sau về nhà, mọi người mới giải thích rằng ai cũng nhận thấy sự khác biệt của tôi nhưng không nói ngay vì tôi đang trong quá trình điều trị".
Kể từ ngày xuất viện, nhiều bà con làng xóm đã sang thăm hỏi, động viên và chia sẻ với chị Thảo vì đã vượt qua hoạn nạn. Thế nhưng, cũng có một số người dị nghị, cho rằng chị Thảo cố tình pha tiếng, nói vậy. Thậm chí, có không ít người lạ ở nơi khác cũng tìm đến nói chuyện với tôi với mục đích xem câu chuyện thực hư như thế nào. "Tôi thật đâu có muốn như vậy. Ở giữa địa phương mà nói giọng khác đi, tôi cũng thấy mình bị lạc lõng lắm. Tuy nhiên gần đây, nhờ tiếp xúc, nói chuyện nhiều trong môi trường địa phương, tôi cũng đã sử dụng được một số từ địa phương. Các anh chị không biết là tôi mừng thế nào đâu" - chị Thảo tâm sự.
Cũng theo chị Thảo thì chị may mắn được về nhà điều trị tiếp nên chồng mới có cơ hội để đi làm thuê kiếm sống nuôi gia đình. Hiện, 4 người con nhỏ của anh chị, cùng người mẹ già 81 tuổi đều trông chờ vào anh Lâm, người đàn ông trụ cột trong gia đình. Đối với chị Thảo bây giờ, nói giọng gì không quan trọng, chị chỉ mong sớm lành bệnh để làm việc, kiếm tiền đỡ đần với chồng, nuôi các con ăn học. Trong giao tiếp hàng ngay, chị cũng đang cố gắng tập nói lại giọng Quảng Bình để trở lại nếp sống xưa cũ.
Nhiều chiều cảm xúc
"Tui rất khó chịu khi nghe con dâu nói giọng Bắc và sợ không biết nó bị bệnh gì nữa. Tui chỉ mong nó mau khỏe và ở đâu thì nói giọng ở đó", mẹ chồng của chị Thảo tỏ ra lo lắng. Ngồi cạnh vợ mình, anh Trần Đình Lâm, chồng chị Thảo khá vui vẻ khi tiếp chuyện với chúng tôi. Anh Lâm cho biết, dù vợ mình có nói giọng gì đi nữa, điều anh quan tâm nhất vẫn là chị Thảo nay đã tai qua nạn khỏi. "Tui rất bất ngờ khi vợ mình tỉnh dậy lại nói giọng Bắc. Thời gian đầu, vợ tui nói giọng Bắc còn đặc sệt hơn thế này nhiều. Nay ở nhà được một thời gian, giọng đã hơi lai lái đi rồi" - anh Lâm cho biết.
- 7 ngày nữa nếu muốn xuất nhập cảnh, công dân bắt buộc phải thực hiện quy định mới này
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành