Từ nghề buôn đồng nát, những người dân tháo vát làng Nghiêm Xá, thị trấn Chờ (Yên Phong, Bắc Ninh) đã phát triển theo hướng “chuyên môn hoá”, tạo nguồn nguyên liệu cho các làng nghề khác.
|
Mới đến đầu làng Nghiêm Xá chúng tôi đã bắt gặp những đống phế liệu lớn nhỏ ở hai bên đường. Có những đống phế liệu cao hơn một tầng nhà, được phân ra từng loại và cho vào bao tải chất đống lên, chỉ việc chờ khách đến mua.
Mua của người chán, bán cho người cần
Hàng ngày có hàng trăm người, chủ yếu là các chị em toả đi các ngả, ra cả Hà Nội để thu mua phế liệu. Đến khoảng 12-13 giờ họ đổ về các cơ sở thu mua để cân bán những thứ họ vừa đem về. Đến đây chủ thu mua cùng với những người bán sẽ phân loại và cân từng loại phế liệu ra để tính tiền.
Chị Nguyễn Thị Lan - một người đi đồng nát cho biết: “Công việc này khá vất vả, nhưng thu nhập cũng ổn, tính trung bình mỗi ngày được trên dưới 100 nghìn đồng. Những ngày cận Tết này, các gia đình dọn dẹp bán đồ phế liệu, thu nhập có thể lên tới 300-400 nghìn đồng/ngày”.
Làng Nghiêm Xá có khoảng 300 người đi thu mua đồng nát, còn đứng ra thu mua cũng đến hơn 50 cơ sở lớn nhỏ. Đặc thù của mỗi cơ sở thu mua lại khác nhau. Có cơ sở mua tất cả các loại phế liệu, nhưng cũng có những cơ sở chuyên thu mua 1 loại phế liệu như giấy bóng, đồ nhựa; có nhà thì chuyên về các loại máy móc, các loại động cơ, vòng bi sắt hay có cơ sở chỉ mua các loại phôi sắt, thép…
Từ những cơ sở thu mua thế này đã tạo nguồn nguyên liệu cho các làng nghề khác như thợ ở Đông Cao đến mua giấy, Văn Môn đến mua nhôm, Đa Hội mua sắt thép… Cách làm này, dân trong làng gọi đùa là “mua của người chán, bán cho người cần”.
Hầu hết các cơ sở thu mua ở làng chỉ dừng lại ở việc mua đi, bán lại chứ không sản xuất tái chế, nên gần như không ảnh hưởng đến môi trường.
Những “ông vua” phế liệu
Khoảng gần chục năm trước, hầu hết người làng Nghiêm Xá chỉ đi đồng nát và thu mua nhỏ lẻ. Giờ nghề phát triển theo hướng “chuyên môn hoá”, nhiều hộ đã khấm khá và trở thành triệu phú từ phế liệu.
Lúc đầu chỉ thu mua nhỏ lẻ tại nhà, giờ anh Nghiêm Đình Tuyến đã sắm xe tải đến tận nơi cần bán để mua hàng, vì hầu hết các món hàng sắt thép anh mua đều có khối lượng lớn, là những khối sắt phôi hàng tấn, hay những máy móc lớn, cồng kềnh được thanh lý từ các nhà máy, xí nghiệp…
Anh Tuyến tâm sự: “Ở đâu gọi bán là mình đến, mua của người chán, bán cho người cần là thế mà. Có những lần tôi mua lại cả một dây chuyền sản xuất của một nhà máy sản xuất gạch, hay sản xuất bia… sau đó bán lại cho các nhà máy sắt thép ở Thái Bình, Thái Nguyên hay Hải Phòng. Có xe tải nên kể cả mua những chuyến hàng 100 tấn tôi cũng không nề hà”.
Vốn của những ông chủ phế liệu như anh Tuyến lên tới cả tỷ đồng. Làng Nghiêm Xá có khoảng dăm, bảy ông chủ phế liệu như vậy. Họ là những ông chủ của các loại phế liệu, cũng là ông chủ của những cơ sở rất có uy tín trong nghề, như: Cơ sở thu mua giấy, túi nylon Đường Tính, hay cơ sở mua vòng bi của anh Nghiêm Đình Thường. Nhờ có họ, những phế liệu “không biết đổ đi đâu” được phân loại, tái chế sạch sẽ.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%