Đây là một hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự (BLHS) 2015 có hiệu lực thi hành từ 1/7 tới đây.
![]() |
|
Theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 thì hành vi cưỡng bức lao động được hiểu là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.
Như vậy, mục đích của việc cưỡng bức lao động không phải nhằm gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người lao động mà hướng đến việc buộc người lao động phải lao động trái ý muốn của họ.
Cưỡng bức lao động có thể bị phạt tù đến 12 năm (ảnh minh họa).
BLHS năm 2015 đã bổ sung rất nhiều tội phạm mới, trong đó đáng chú ý là tội Cưỡng bức lao động được quy định tại Điều 297. Theo đó:
Tại khoản 1 Điều này quy định, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong ba trường hợp dưới đây thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đến 200.000.000 đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khở của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.
Đặc biệt, nhằm xử phạt nghiêm những người có hành vi cưỡng bức lao động, đồng thời tăng tính răn đe đối với người khác, khoản 3 Điều luật này đã quy định mức phạt tù cao nhất đến 12 năm nếu phạm tội thuộc một trong ba trường hợp sau: Làm chết 02 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
Bên cạnh hình phạt chính người phạm tôị còn phải chịu hình phạt bổ sung như phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính) và cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu


-
06 Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 04 năm 2025
-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vượt xa Tổng thống Mỹ Donald Trump, đứng thứ bao nhiêu trên BXH người giàu nhất thế giới?
-
Top 10 hộ chiếu (passport) quyền lực nhất thế giới 2025, Việt Nam đứng ở vị trí bao nhiêu?




-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Xảy ra động đất cần làm gì để thoát hiểm?
-
Số thuê bao di động phải xác thực qua VNeID để khẳng định thuê bao chính chủ
-
Chính thức: Đảng viên sinh con thứ ba trở lên không còn bị kỷ luật
-
Ca sĩ nổi tiếng cưới đại gia Việt kiều: 25 năm không có con chung, sở hữu nhiều BĐS tại Mỹ
-
Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2025
-
Mỹ công bố vắc-xin chống lại 4 loại ung thư
-
Sáp nhập tỉnh thành, điểm ưu tiên khu vực của thí sinh thi THPT và xét tuyển đại học được tính thế nào?