Đó là đánh giá của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga trong buổi họp bàn công tác coi thi chiều ngày 21/3 với lãnh đạo các trường ĐH.
|
Đó là đánh giá của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga trong buổi họp bàn công tác coi thi chiều ngày 21/3 với lãnh đạo các trường ĐH chủ trì cụm thi THPT Quốc gia 2016 tại TP. HCM.
Theo Thứ trưởng, năm nay có 70 cụm thi do trường ĐH chủ trì và 50 cụm thi do sở GD&ĐT chủ trì. Có 14 tỉnh/thành phố chỉ có trường ĐH chủ trì. Số lượng thí sinh ở các cụm thi do trường ĐH chủ trì ít hơn năm 2015 do chỉ có thí sinh của địa phương và được tổ chức tại tỉnh lỵ.
Năm 2015 cụm thi do trường ĐH chủ trì tổ chức cho thí sinh có ít nhất tại hai tỉnh và đặt tại các trường ĐH chủ trì cụm thi, phần lớn cán bộ làm nhiệm vụ tại chỗ, không phải di chuyển xa, trừ trường hợp của trường ĐH Nông lâm TP. HCM di chuyển lên làm nhiệm vụ tại Gia Lai.
Năm 2016, mỗi tỉnh đều có ít nhất một cụm thi ĐH do vậy nhiều trường ĐH phải di chuyển về các tỉnh để tổ chức thi, đặc biệt là các tỉnh ở miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga chủ trì buổi họp bàn công tác coi thi với lãnh đạo các trường ĐH
chủ trì cụm thi THPT Quốc gia 2016 - Ảnh: VănLuận
"Mặc dù Bộ đã nghiên cứu giao nhiệm vụ đảm bảo các trường dịch chuyển đến địa phương gần nhất nhưng một số trường hợp phải di chuyển khá xa. Công tác tổ chức coi thi có thể phức tạp hơn trước do không thể điều động tất cả giảng viên của trường đến làm nhiệm vụ tại địa phương được giao chủ trì cụm thi”, Thứ trưởng Bùi VănGa bày tỏ.
Các trường ĐH chủ trì cụm thi chịu trách nhiệmsao in đề thi (có thể liên hệ với các trường có kinh nghiệm để ký hợp đồng sao in),coi thi,chấm thi, chấm phúc khảo,công bố kết quả thi,in giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh,bảo quản bài thi của thí sinh và các tài liệu liên quan của mội đồng thi,xử lý thắc mắc, khiếu nại của thí sinh.
Để đảm bảo chất lượng công tác coi thi, Bộ GD&ĐT yêu cầu trường ĐH chủ trì phải huy động tối thiểu 50% cán bộ để đảm bảo ít nhất mỗi phòng có một người coi thi của trường đó. Bên cạnh đó, các ĐH, CĐ phối hợp cần cử ít nhất 20% cán bộ coi thi, còn lại là giáo viên do các sở GD&ĐT điều động.
Lãnh đạo các trường ĐH chủ trì cụm thi theo dõi công tác đánh giá,
chỉ đạo trong buổi họp - Ảnh: Văn Luận
Để thực hiện được các nhiệm vụ được giao, các trường ĐH chủ trì cụm thi cũngphải phối hợp chặt chẽ với trường ĐH, CĐ được giao nhiệm vụ phối hợp và sở GD&ĐT ở địa phương: chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ coi thi, chấm thi (các trường có thể chấm thi tại tỉnh hoặc tại trường), in sao đề thi (nếu tổ chức in sao); chuẩn bị lực lượng cán bộ coi thi, chấm thi.
Đối với công tác chấm thi: Trường ĐH chủ trì có nhiệm vụ thành lập ban chấm thi, cử lãnh đạo trường làm lãnh đạo ban chấm thi, điều động các giảng viên đủ năng lực và kinh nghiệm làm trưởng môn chấm thi. Cán bộ chấm thi là cán bộ của các bộ môn cơ bản của trưởng ĐH, CĐ và giáo viên THPT đáp ứng yêu cầu của quy chế thi; số giáo viên chấm thi của sở GD&ĐT không ít hơn 50% tổng số cán bộ chấm thi.
Trước ngày 20/5, các sở GD&ĐT sẽ chuyển toàn bộ dữ liệu đăng ký dự thi của thí sinh tham dự cụm thi ĐH cho các trường ĐH chủ trì cụm thi để in giấy báo, ký tên, đóng dấu gửi về lại cho thí sinh xong trước ngày 12/6/2016.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga đặc biệt yêu cầu, các trường phải mở rộng băng thông đường truyền và nâng cấp hệ thống máy tính (nếu cần) phục vụ cho công tác công bố kết quả thi.
Phí dự thi của thí sinh 35.000 đồng/môn thi
Về kinh phí tổ chức kỳ thi, các trường sử dụng từ hai nguồn: phí dự thi của thí sinh 35.000 đồng/môn thi/thí sinh (để lại bộ và sở 16.000 đồng/thí sinh) và kinh phí bổ sung của Chính phủ ở mức 25.000 đồng/môn thi/thí sinh.
Chi phí đi lại, ăn ở của cán bộ điều động làm nhiệm vụ tổ chức thi (nếu địa điểm chủ trì cụm thi không phải là địa phương trường có trụ sở chính) do ngân sách nhà nước cấp cho bộ chi trả. Mức chi cho công tác tổ chức thi thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT sau khi trao đổi, thống nhất với Bộ Tài chính.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Top 3 ngành học dành cho người hướng nội, mức lương trên 50 triệu mỗi tháng trong tầm tay
- Sát Tết có 4 nghề 'hái' ra tiền, thu nhập cả trăm triệu/tháng mà không cần trình độ đại học
- 7 điểm mới của Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
- Ngành nghề cho thu nhập khủng lên tới 100 triệu đồng/tháng, là xu hướng trong 5-10 năm tới
- Lừa đảo cận Tết ngày càng tinh vi, chủ tài khoản ngân hàng cần làm ngay việc này để tránh bị 'bay' sạch tiền
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày nào?
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?
- Từ nay ai dùng căn cước công dân theo cách này có thể bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng
- Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?