Dù bão ảnh hưởng trực tiếp hoặc không trực tiếp đến Hà Nội, nhưng với các cầu của Hà Nội như Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân... có thể có gió giật mạnh.
![]() |
|
Theo dự báo, do ảnh hưởng của siêu bão Mangkhut, Hà Nội có gió mạnh cấp 8, trong đó lưu ý nhất là vấn đề gió giật. Dù bão ảnh hưởng trực tiếp hoặc không trực tiếp đến Hà Nội, nhưng với các cầu của Hà Nội như Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân... có thể có gió giật mạnh. Nếu cần thiết có thể đề xuất biện pháp cấm cầu. Đó là thông tin ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên & Môi trường) chia sẻ.
Trao đổi với báo chí chiều 13/9, ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Khí tượng thủy văn - Bộ Tài nguyên & Môi trường cho biết: Tổng Cục Khí tượng Thủy văn đã đưa ra hai kịch bản khác nhau về đường đi của cơn bão. Cụ thể, một kịch bản trung tâm bão sẽ đi về Bắc Vịnh Bắc Bộ (với xác suất 60%) còn kịch bản thứ 2, bão đi thấp hơn, tức là đi vào giữa vịnh Bắc Bộ (xác suất 40%)
"Về cường độ, chúng tôi đang lên kịch bản đây là cơn bão mạnh cấp 11 - 12, giật cấp 14 - 15 ở trên Vịnh Bắc Bộ nhưng có thể giảm thêm khi bị ảnh hưởng bởi đảo Hải Nam và các vùng ven bờ”, ông Hải nói.
Các chuyên gia lưu ý hoàn lưu của bão Mangkhut sẽ gây mưa rất lớn, dồn dập ở các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Dự báo mưa bắt đầu từ ngày 17/9 ở khu vực Đông Bắc bộ, sau đó, ngày 18/9, vùng mưa do bão tiếp tục chuyển mạnh sang Tây Bắc bộ và cho đến ngày 19/9, mưa lớn kéo dài ở các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
Theo ông Hải, đối với thủ đô Hà Nội, theo dự báo, do ảnh hưởng của bão sẽ có gió mạnh cấp 8, trong đó, lưu ý nhất là vấn đề gió giật
"Có thể bão ảnh hưởng trực tiếp hoặc không trực tiếp đến Hà Nội nhưng với các cầu của Hà Nội như Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân... có thể có gió giật mạnh, do đó, cần theo dõi kỹ. Nếu cần thiết có thể đề xuất biện pháp cấm cầu" , ông Hải nói.
Hiện nay, Đài Khí tượng thủy văn Đồng bằng Bắc Bộ đang theo dõi sát cơn bão và sẽ có thông báo cụ thể để phối hợp với Hà Nội về đối phó với bão và có phương án cấm cầu hay không vì trước đây ở một số địa phương đã từng áp dụng hình thức này khi có bão lớn.
Trước đây, chiều 13/6/2015, dông lốc đổ ập vào Hà Nội đã thổi lật nghiêng xe ô tô tải trên cầu Vĩnh Tuy. Cơn mưa dông này cũng khiến nhiều nơi của Hà Nội tan hoang cây cổ thụ bật gốc, nhiều nhà cao tầng bị vỡ kính, ghế đá bị hất tung...
Được biết, các trung tâm dự báo trên thế giới đều chung nhận định với Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, khi đánh giá cơn bão Mangkhut có cấp độ tương đương với bão Haiyan năm 2013, khiến hơn 6.000 người chết. Hiện nay đang là thời điểm siêu bão Mangkhut mạnh nhất với sức gió gần tâm bão lên tới cấp 16-17 (200 - 220 km/h)
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai






-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Xảy ra động đất cần làm gì để thoát hiểm?
-
Số thuê bao di động phải xác thực qua VNeID để khẳng định thuê bao chính chủ
-
Chính thức: Đảng viên sinh con thứ ba trở lên không còn bị kỷ luật
-
Ca sĩ nổi tiếng cưới đại gia Việt kiều: 25 năm không có con chung, sở hữu nhiều BĐS tại Mỹ
-
Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2025
-
Mỹ công bố vắc-xin chống lại 4 loại ung thư
-
Sáp nhập tỉnh thành, điểm ưu tiên khu vực của thí sinh thi THPT và xét tuyển đại học được tính thế nào?