Phẩm cách của một con người được tạo nên từ nhiều yếu tố khác nhau xoay xung quanh họ, trong đó bao gồm cả hành vi, lời nói của bố mẹ đối với con cái.
|
Những từ thốt ra từ bố mẹ phản ánh sự tu dưỡng cả đời
Có thể bố mẹ không để ý nhưng giáo dục con cái cũng chính là tấm gương phản chiếu tính cách thật của bố mẹ. Nên nhớ, lời ăn tiếng nói của bố mẹ thốt ra như thế nào thì mai sau con trẻ sẽ thể hiện trí huệ và cốt cách làm người như thế đó.
Tất nhiên, bố mẹ cũng chỉ là những người lần đầu làm bố mẹ, không phải từ khi sinh ra đã làm bố mẹ. Vì thế, cả bố mẹ và cả con cái đều cùng nhau học hỏi, rút kinh nghiệm để trở thành những phiên bản tốt hơn. Cả hai nên dành nhiều thời gian để chia sẻ, tìm hiểu tính cách lẫn nhau, như vậy, bố mẹ và con cái mới thấu hiểu được nhau.
Cổ nhân dạy “có tiền không đến 3 nơi, hết tiền không gần 2 người”: Đều là những chốn thân quen, không đề phòng thì núi bạc cũng cạn
Cách diễn đạt của bố mẹ quyết định thế giới quan của con
Những đứa trẻ chưa hiểu chuyện, đôi khi bố mẹ nói thế nào, con nghe như vậy. Thái độ và lời nói của người lớn mang theo sự đả kích, áp chế, dần dần cảm giác bi quan, hoài nghi "ngấm" trong tư duy trẻ, khiến chúng khó có thể thành công trong cuộc đời.
Lời nói từ bố mẹ chất chứa sự thù hận, con cái nghe được, dễ khiến chúng tin rằng cuộc sống xung quanh chẳng tốt đẹp gì, toàn những kẻ lọc lừa, không đáng tin. Lời nói từ bố mẹ vốn dĩ đầy sự bao dung, con cái trực tiếp cảm nhận được, lớn lên biết yêu thương, đối xử hoà thuận với mọi người xung quanh.
Con trẻ nhận được sự khích lệ, động viên của bố mẹ, khi trưởng thành sẽ là những đứa trẻ hạnh phúc, biết tới biết lùi, biết trao gửi niềm tin và điều chỉnh lời nói. Nếu con trẻ thường xuyên nhận những lời mỉa mai, trách cứ thì cuộc sống của sẽ dần chỉ cảm thấy bản thân vô dụng, kém cỏi và tự ti.
Lời nói của bố mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ của con
Người lớn thường chẳng bao giờ nhớ những lời người lớn nói ra nhưng trẻ em sẽ có những ấn tượng khó quên với những lời nói đó, thậm chí "ghim" vào lòng suốt cả cuộc đời. Những lời nói tưởng chừng như đơn giản, được thốt ra khi người lớn cảm thấy khó chịu, tức giận nhưng nói trước mặt trẻ, sẽ khiến chúng dần cảm thấy bức bối và có ác cảm.
Những lời nói như vậy dễ khiến trẻ bị tổn thương, chỉ có điều vết thương trong lòng của trẻ em khó lành, giống như vết sẹo in hằn vào tim. Nhưng trẻ em chưa biết cách chủ động để chia sẻ với bố mẹ những điều mình không thích, những điều khiến mình bị tổn thương, để bố mẹ chú trọng lời nói với con hơn. Vì thế, những vết sẹo ấy cứ đi theo các em suốt cuộc đời.
Một lời nói ra từ bố mẹ chính là một lần điều chỉnh những suy nghĩ của con trẻ; từ đó mà cũng hình thành nên tính cách của trẻ đúng như câu tục ngữ: "cha mẹ sinh con, trời sinh tính". Phẩm cách của một con người được tạo nên từ nhiều yếu tố khác nhau xoay xung quanh họ, trong đó bao gồm cả hành vi, lời nói của bố mẹ đối với con cái.
Nguồn: https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/co-nhan-day-mieng-luoi-nguoi-me-la-phong-thuy-to..
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- 5 con giáp sẽ vô cùng thịnh vượng trong năm 2025!
- Khi lấy vợ đừng cưới phụ nữ thuộc 3 con giáp này, nhất là con giáp thứ 3, “cả đời khổ cực, khó được hạnh phúc”?
- Vận may sẽ dồi dào vào cuối tháng 12. Thời cơ tăng của cải của ba con giáp đã đến
- 3 loại tranh trang trí nào được các gia đình giàu có thích treo giúp thu hút tài lộc, phú quý?
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn