Lời khen của cha mẹ có ý nghĩa với con cái, nhưng khen không đúng cũng để lại hậu quả khôn lường.
![]() |
|
Nếu cha mẹ khen không đúng cách gây ra hậu quả gì?
1. Khen điều quá nhỏ nhặt khiến trẻ cảm thấy vô nghĩa
Khi cha mẹ khen ngợi những điều nhỏ bé mà con làm được có thể khiến cho trẻ cảm thấy những lời khen chỉ là một phần của thói quen. Khi cha mẹ khen những việc mà con làm chẳng có gì xứng dáng thì những lời khen đó là vô nghĩa và trẻ sẽ cảm thấy nghi ngờ về sư chân thành của lời khen.
2. Tạo ra sự phụ thuộc vào lời khen
Con bạn có thể trở nên phụ thuộc vào lời khen của cha mẹ. Cho nên, khi không nhận được lời khen, trẻ sẽ cảm thấy chán nản và trống rỗng.
3. Khiến con tự cao tự đại
Một người có lòng tự trọng cao sẽ xem bản thân như những người khác, nhưng người hay tự ái sẽ nghĩ bản thân giỏi hơn người khác. Nếu cha mẹ thường xuyên nói với con chúng giỏi hơn các bạn khác sẽ khiến trẻ trở nên quá tự tin. Lúc đó, con bạn sẽ cảm thấy tự hào, nghĩ mình hơn những bạn khác và thậm chí coi thường người khác.
Vậy cha mẹ cần lưu ý gì khi khen con?
1. Khen đúng lúc
Việc khen ngợi con vô cùng quan trọng, nhưng phải đưa ra lời khen con vào lúc thích hợp. Cha mẹ nên chú ý đến thời điểm đưa ra lời khen và khen con một cách chân thành và xứng đáng với điều trẻ làm. Phụ huynh nên khen con khi trẻ nỗ lực làm gì đó và đạt được điều có tác động tích cực.
2. Khen cụ thể
Những lời khen ngợi hiệu quả sẽ giúp phát huy các hành đông tích cực, mang tính xây dựng. Vì vậy, lời khen cần rõ ràng, cụ thể. Thay vì nói "làm tốt lắm", cha mẹ nên nói "Cha/mẹ thích điều con đã làm ngày hôm nay".
3. Khen cách cư xử và điều làm được
Liên tục khen con về vẻ bên ngoài có thể khiến trẻ có cái tôi quá lớn. Cha mẹ nên tập trung khen về đạo đức, điều làm được, cách đối nhân xử thế. Mặc dù những điều con làm được có thể là kết quả tạm thời nhưng giá trị và tính cách tốt mà ccon có sẽ đi theo suốt cuộc đời.
4. Khen con ở nhà
Khen con ở nơi đông người có thể khiến trẻ cảm thấy đặc biệt hơn nhưng mục tiêu của khen ngợi giúp con cảm thấy bản thân tốt hơn và không nói với con giỏi hơn những bạn khác. Hãy nhớ rằng điều bạn đang hướng tới là con có lòng tự trọng cao, không tự cao tự đại.
5. Đôi khi không cần khen
Nếu con đang cố gắng buộc dây giày và sau đó trẻ tự buộc được, thay vì khen con thông minh, bạn nên nói một câu đơn giản "Con làm được rồi". Điều đó cho thấy không phải lúc nào cũng cần thiết phải khen con.
6. Hỏi han con để thấy sự quan tâm đến trẻ
Khi con bạn về nhà với một bức tranh do bản thân tự vẽ, bạn nên hỏi trẻ về sự lựa chọn màu sắc hoặc bố cục bức tranh. Những câu hỏi này cũng là cách cho thấy bạn quan tâm đến sự cố gắng của con.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu


-
Từ xưa đến nay, lý do đàn ông bỏ rơi phụ nữ chỉ gói gọn trong một chữ, ít có ngoại lệ
-
Trong hôn nhân, phụ nữ thiển cận chỉ quan tâm đến tiền bạc, còn phụ nữ nhìn xa trông rộng quan tâm đến 3 điều này
-
Con dâu sợ nhất lấy phải nhà chồng kiểu gì? Không phải nghèo khó, 3 kiểu gia đình này mới thực sự là 'ác mộng'
-
Phụ nữ có hai thời điểm bộc phát 'nhu cầu' mạnh nhất, đàn ông tinh tế nhất định phải biết




-
Trước nghỉ lễ 30/4 và 1/5, hơn 3,3 triệu người sẽ được nhận 2 khoản tiền lớn này
-
Chủ tịch xã được lựa chọn dựa theo tiêu chí nào khi sáp nhập xã, không còn cấp huyện?
-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức