Rồng trên cổ vật là triển lãm chuyên đề mở đầu năm rồng 2012 của Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội). Với khoảng 60 hiện vật có niên đại từ văn hóa Đông Sơn, triển lãm khắc họa rõ nét sự thay đổi tư duy về hình tượng rồng trong văn hóa của người Việt.
|
Rồng được khắc trên đủ loại chất liệu như: đồng, đá ngọc, đất nung, gỗ, gốm men, giấy...
Sớm nhất là chiếc giáo và rìu đá trang trí đôi giao long từ thời văn hóa Đông Sơn (cách nay 2.000-2.500 năm). Đây được coi là những hiện vật quý hiếm cho thấy hình tượng rồng (giao long) xuất hiện rất sớm trong sinh hoạt của người Việt cổ. Hình tượng rồng với những nét chạm đơn giản nhưng tinh xảo cũng xuất hiện trên miếng ngọc màu ngà xám từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 3.
Bước vào thế kỷ 11, rồng có mặt trong các công trình kiến trúc đến các vật dụng trang trí hằng ngày như chén bát. Từ đây, rồng trở thành linh vật biểu trưng của vua chúa, gắn liền với đời sống hoàng tộc từ thời Lý đến thời Nguyễn. Thời Nguyễn, từ các loại ấn, kinh sách đến vật dụng trong cung đình như ấm chậu, đỉnh... đều được trang trí hình rồng rất tinh xảo.
Đặc biệt, một trong những hiện vật gây chú ý là chiếc ấn “Khâm văn chi tỉ” được đúc bằng vàng có quai tượng hình rồng. Ấn có từ năm Minh Mạng thứ 8 (1827) và dùng để đóng lên các văn bản liên quan đến văn hóa, cầu hiền sĩ, làm sách, mở khoa thi. Ngoài ra, hiện vật khắc hình rồng độc đáo như chuông chùa Vân Bản (thế kỷ 13-14) được tìm thấy vào năm 1958 tại Đồ Sơn (Hải Phòng) - nơi Phật giáo phát triển rất mạnh vào thời Trần.
Hình tượng rồng cũng thể hiện sự thay đổi về cảm quan thẩm mỹ, trình độ tạo tác, tín ngưỡng và văn hóa của người Việt. Rồng thời Lý với mình trơn, thân uốn cong nhiều vòng uyển chuyển, mềm mại và nhỏ dần về phía đuôi. Rồng thời Trần uy nghi đường bệ, xuất hiện cặp sừng và đôi tay. Rồng thời Lê được thể hiện trong nhiều tư thế khác nhau: rồng tượng trưng cho quyền uy với thân lượn hai khúc lớn, chân có năm móng sắc nhọn quắp lại dữ tợn.
Rồng thời Trịnh - Nguyễn không chỉ đứng đầu trong bộ tứ linh mà còn được nhân cách hóa, đưa vào đời thường như hình rồng mẹ cùng bầy rồng con quây quần; rồng đuổi bắt mồi, rồng trong cảnh lứa đôi. Rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng; rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ thọ, rồng chầu mặt trời, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ...
Triển lãm chính thức khai mạc sáng 12-1 tại số 1 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội và sẽ diễn ra đến lúc có thông báo tiếp theo của bảo tàng.
- 7 ngày nữa nếu muốn xuất nhập cảnh, công dân bắt buộc phải thực hiện quy định mới này
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành