Lợn, gà nuôi gần cây thị đều tự nhiên lăn ra chết. Những người vô tình mạo phạm đến ngôi miếu cũng có kết cục bi thảm.
Cây thị và ngôi miếu kỳ lạ trong ngôi miếu của nhà bà Sinh. |
Theo quan niệm dân gian, cây thị liên quan đến vấn đề tâm linh thường được trồng ở những vùng đất rộng rãi hay khu vực đình chùa, hiếm khi thấy cây nào lại được trồng ngay sau nhà. Nhưng trên mảnh đất của gia đình bà Nguyễn Thị Sinh ( thôn Thượng Hội, xã Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội), có một cây thị và một ngôi miếu kỳ lạ không biết có từ bao giờ, xuất hiện sừng sững ngay sát phía sau ngôi nhà. Cây thị và ngôi miếu đứng sát nhau như hai mối tương quan nào đó mà nhiều đời chủ sinh sống trên mảnh đất này đều cảm thấy bất an và gặp tại họa nếu trót mạo phạm đến “ngài”.
Mảnh đất này xưa kia vốn hoang vu, rậm rạp. Trải qua hàng trăm năm, nhiều gia đình đến đây sinh sống, lớp con cháu kế cận đã tôn tạo, làm cửa làm nhà, thay đổi cảnh quan, nhưng riêng cây thị và ngôi miếu vẫn bất di bất dịch cho đến ngày hôm nay.
Bà Sinh là đời chủ thứ tư sống ở mảnh đất này cho hay: “Gia đình tôi mua lại mảnh đất này từ đời chủ trước. Trước đó có hai đời chủ nữa cũng về đây sinh sống nhưng chỉ được hơn chục năm họ lại bán đi. Thời gian đầu, gia đình tôi vẫn làm ăn bình thường, mãi sau này thấy nhiều hiện tượng kỳ lạ xảy ra liên quan đến cây thị và ngôi miếu, tôi mới tìm hiểu nhiều người xung quanh thì được biết những đời chủ trước sống ở đây đều gặp phải tai họa”.
Bà kể, ngày gia đình mới chuyển về đã thấy cây thị và ngôi miếu nằm án ngữ ở đó. Khi đó ngôi miếu được dựng tạm bợ bằng 4 chiếc cọc tre, phía bên trong là một tấm ván sơ sài để bát hương, mái che được lợp bằng lớp lá cọ. Thời điểm đó, gia đình bà cũng không hề để ý đến ngôi miếu và cây thị mà chỉ coi đó là một việc hết sức bình thường.
Anh Nguyễn Duy Tấn, con trai trưởng bà Sinh, chia sẻ: “Mảnh đất mà gia đình tôi đang sống được ông cụ mua lại từ đời chủ trước. Qua ba đời chủ đều chuyển đi đến đời ông cụ nhà tôi là đời thứ tư. Ngày tôi còn bé có nghe ông cụ kể về sự linh thiêng của cây thị và ngôi miếu. Khi lớn lên, tôi lại thay cha mẹ tiếp tục chăm lo vào việc thờ cúng. Có thờ có thiêng có kiêng có lành, có thể vì thế mà gia đình tôi hợp với mảnh đất này”.
Mặc dù ngôi miếu đã xuống cấp nhưng gia đình bà Sinh không phá đi, những ngày rằm hay mùng một bà đều quét dọn sạch sẽ quanh ngôi miếu, chăm lo hương khói. Do lối vào bị cây thị chắn ngang nên mỗi lần khấn bái, Bà Sinh phải rất vất vả mới có thể đưa được những đồ lễ vào bên trong.
Để tiện cho việc đi lại, khấn bái, khi đó ông Nguyễn Duy Mạnh, chồng bà Sinh đã sửa sang lại và đổi chiều ngôi miếu theo hướng đối diện ra cổng. Nhưng chưa đầy một tuần sau, ông Mạnh đột nhiên đau bụng phải chuyển lên viện ngay trong đêm. Từ hôm đó, chồng bà mang bệnh, phải nằm một chỗ và không lâu sau thì qua đời.
Một thời gian sau, bà Sinh và các con đã xây dựng lại ngôi miếu khang trang hơn trước nhưng để tránh trường hợp xấu xảy đến với các con, gia đình bà vẫn để nguyên lối vào ban đầu mà không có ý định dịch chuyển vì sợ mạo phạm đến thần linh.
Đến nay, cây thị trước miếu có chiều cao khoảng 20m, ngang tầm với ngôi nhà. Cả bốn mùa trong năm cây luôn tươi tốt, lá xum xuê xanh mướt nhưng không hề cho quả. Theo những gì bà Sinh kể thì không thể tính được tuổi thọ chính xác của cây bởi đã qua nhiều đời chủ, gốc cây thị đã chết và chỉ để lại nhánh như bây giờ. Những hiện tượng kỳ lạ xảy ra trong gia đình bà Sinh và những đời chủ khác khiến cho nhiều người dân lo ngại về một mảnh đất dữ, ẩn chứa nhiều điều huyền bí khó lý giải.
Bà Sinh kể, ngày đầu mới về sinh sống, gia đình bà chưa có công ăn việc làm ổn định nên tính việc xây chuồng trại gần khu vực cây thị và ngôi miếu để chăn nuôi lợn, gà. Nhưng đàn lợn mấy chục con đang khỏe mạnh không hiểu bệnh tật thế nào theo nhau chết dần chết mòn. Hết lợn rồi lại đến gà, đàn gà mấy trăm con sắp đến ngày xuất chuồng cứ theo nhau chết hàng loạt. Bao nhiêu vốn liếng tập trung vào chăn nuôi đều công cốc, khiến gia đình bà điêu đứng trong nhiều năm liền.
Chuyện chăn nuôi thất bát là chuyện bình thường của người nông dân. Nhưng từ khi đứa con trai của bà Sinh là anh Nguyễn Duy Sơn có hiện tượng lạ bất thường khiến gia đình bà không khỏi băn khoăn, lo lắng. Bình thường Sơn vốn nghịch ngợm, luôn chân luôn tay. Sơn có sở trường leo trèo thoăn thoắt trên các cây cao để săn bắt những tổ trứng chim.
Những người trong nhà bà Sinh không ai dám mạo phạm đến cây thị.
Một lần Sơn trèo lên cây thị phía sau nhà, vì tính hay nghịch nên Sơn đứng từ trên cây thị tè bậy xuống đất. Chẳng hiểu điều gì khiến Sơn cứ đứng trên cây thị từ sáng đến tối mà không xuống được mặc cho bà Sinh và các anh gọi mãi. Thấy con mình bị “mắc kẹt” trên cây, bà cũng không dám tin vào mắt mình, vừa ngạc nhiên vừa sợ hãi. Sau một hồi tĩnh tâm, bà làm lễ cúng bái thì đột nhiên anh Sơn tuồn tuột leo xuống.
Là người trực tiếp nhìn và chứng kiến những hiện tượng lạ xảy ra ngay trong ngôi nhà mình, bà Sinh không khỏi đắn đo. Từ đó bà bắt đầu chú tâm đặc biệt vào cây thị và ngôi miếu. Nhiều lần trong năm, gia đình bà làm lễ cầu mong cho gia đình được bình an trước hai “đấng thần linh” này.
Bà Sinh nói: “Cây thị và ngôi miếu có thần ngự, từ thời các cụ cũng không ai dám chặt, nếu không may mạo phạm ngài, y như rằng có chuyện ngay. Ngày gia đình tôi mới về do không để ý gì nên xây chuồng lợn ngay phía đối diện, lợn gà cứ nuôi con nào chết con đấy. Từ đó tôi không cho phép các con mình hay bất kỳ ai nghịch bậy quanh miếu và cây thị này”.
Bà Sinh cho biết thêm, ngôi nhà trải qua mấy đời chủ thì đời nào cũng gặp rủi ro. Nghe các cụ truyền lại thì đời chủ đầu tiên đến mảnh đất này sinh sống, định chặt cây thị để lấy gỗ làm nhà, nhưng vừa chặt được vài nhát không biết bất cẩn hay cớ làm sao mà lưỡi dao đi đúng vào đầu ngón tay khiến gia chủ chỉ trong chốc lát đã bị đứt rời mất ngón tay. Một thời gian sau cả hai đứa con đang khỏe mạnh bỗng bị cảm chết đột ngột.
Còn gia đình sau không biết do vô tình hay cố ý làm cầu tiêu ngay phía sau ngôi miếu. Cũng chỉ trong một thời gian ngắn, những đứa con của họ phát điên phát dại, được vài năm thì làm ăn khuynh gia bại sản, phải bỏ lại nhà đi khai hoang. Đến hộ gia đình thứ ba là hộ nhà ông Nguyễn Minh Thức, ở được vài năm không biết vì lý do gì cũng bán đi nơi khác sinh sống.
Thời gian đầu gia đình bà Sinh cũng không chú ý, mãi sau này mới biết được những hiện tượng xảy ra trong gia đình mình đều liên quan đến cây thị và ngôi miếu. Bà đặc biệt chăm sóc bảo vệ sạch sẽ xung quanh. Mỗi khi gia đình làm bất cứ việc gì bà Sinh đều thắp hương xin phép đến “ngài”.
Chị Miện, người hàng xóm đối diện cho hay: “Đúng là cây thị và ngôi miếu của gia đình bà Sinh rất kỳ lạ, cây lúc nào cũng xanh lá ngay cả mùa đông nhưng không hề có quả. Điều này cả làng chúng tôi không ai còn lạ gì. Nhìn thì nó có vẻ bình thường nhưng nếu chẳng may hái lá, bẻ cành hay tiểu bậy vào đấy thì y như rằng có chuyện không hay”.
Ông Đỗ Hữu Quy, Chủ tịch UBND xã Tân Lập cho biết: “Cây thị nằm trong mảnh đất của gia đình bà Sinh ở thôn Thượng Hội thực chất là một cây thị cổ thụ lâu năm. Sự xuất hiện của ngôi miếu có thể do người từ đời trước để lại. Về mặt tâm linh mà nói trước nhà có cây cổ thụ việc gia đình lập miếu thờ tự cũng là chuyện bình thường”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%