Dáng người nhỏ nhắn, gầy gò lại có phần yếu ớt nhưng ít ai biết rằng chàng trai trẻ Hoàng Anh Tùng đã chế tạo thành công máy cảm ứng chống điện giật.
Cậu học trò nghèo Hoàng Anh Tùng (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Học trò nghèo xứ Thanh từng bị điện giật suýt chết
Tình cờ gặp cậu học trò nghèo Hoàng Anh Tùng trong lần đầu tiên ra Hà Nội nhận học bổng VNPT, ít ai ngờ một chàng thanh niên gầy gò lại có những sáng chế hữu ích phục vụ cộng đồng.
Hoàng Anh Tùng sinh năm 1992, ở xóm 7 (xã Hoằng Lương, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa), lâu nay đã nổi tiếng khắp vùng nhờ khả năng sáng chế của mình. Do bị đau dạ dày liên miên nên chàng thanh niên này có dáng người gầy nhỏ hơn các bạn cùng trang lứa. Sức khỏe không đảm bảo nên Tùng phải đi học muộn 2 năm so với các bạn.
Tùng kể, bố mẹ em trước đây đều là bộ đội, từng có nhiều năm tháng cống hiến cho đất nước. Hiện tại, bố của Tùng là thương binh 61% vì vậy những việc nặng nhọc trong nhà đều một tay do người mẹ tần tảo đảm nhiệm.
Quyết không chịu ngồi không, bố Tùng liền mở một quán sửa chữa điện tử tại nhà để kiếm thêm thu nhập, trang trải cho cuộc sống hàng ngày.
Những lúc rảnh rỗi, Tùng thường ở nhà xem bố sửa chữa đồ điện. Với trí thông minh và sự tò mò, đam mê học hỏi, chàng trai trẻ này đã nhanh chóng nắm bắt được công việc và được bố giao cho sửa chữa cùng khi có đông khách.
Tùng nhớ lại: “Trong lúc sửa chữa đồ điện giúp bố không ít lần em cũng bị điện giật tưởng như không thể sống nổi”.
Khi Tùng đang học lớp 10, trong khi giúp bố sửa đồ thì bất ngờ sợi dây điện đứt, rơi xuống bàn khiến em bị giật. Ngay sau đó Tùng được chuyển tới bệnh viện đa khoa tỉnh cấp cứu kịp thời nên may mắn thoát nạn.
Nhiều lần sau đó, Tùng cũng bị điện giật nhưng cũng may mắn thoát nạn. Không chỉ có Tùng mà ngay cả anh Hoàng Liên Thanh – bố của Tùng cũng nhiều lần bị điện giật thừa sống thiếu chết.
Lo lắng cho sức khỏe của bố, Tùng bắt đầu nghĩ rằng phải chế tạo ra một cái máy để có thể ngăn được điện giật trong khi đang sửa đồ, kiểm tra lại đồ đã sửa.
Chiếc máy cảm ứng chống điện giật do Hoàng Anh Tùng sáng chế (Ảnh: Nguyễn Thùy - Duy Tuyên)
Hành trình đến chiếc máy kỳ diệu
Sau khi nghĩ ý tưởng, chàng trai trẻ quên ăn quên ngủ mày mò trong đống đồ cũ của bố để lắp ráp máy. Tùng cũng tiết kiệm số tiền ít ỏi mọi người cho, thậm chí là nhịn ăn sáng để có tiền mua những linh kiện khó kiếm.
Từ lúc nghĩ ra ý tưởng tới khi chế tạo thành công, chàng trai này cũng đã mất đúng một năm vật lộn vất vả với hàng chục lần thử nghiệm sản phẩm.
Tùng chia sẻ: “Để chế tạo được chiếc máy em cũng đã phải thất bại vài chục lần. Khi phần cảm ứng thành công thì phần khác lại không đạt. Thế là em lại bắt tay vào sửa từng phần”.
Với hàng chục những thử nghiệm thất bại, nhiều lần Tùng đã có ý định bỏ cuộc nhưng sau đó lại nghĩ tới những nguy hiểm có thể xảy ra khi hàng ngày bố phải tiếp xúc với điện nên cậu thanh niên này lại quyết tâm thực hiện.
“Nếu em không làm chiếc máy này thành công thì không chỉ có bố em mà còn rất nhiều người dân ở làng em cũng sẽ tiếp tục bị điện giật” - Hoàng Anh Tùng chia sẻ quyết tâm.
Sau khi chế tạo thành công, Tùng quyết định thử tác dụng của máy bằng bình hoa thì thấy thành công như mong muốn.
Tuy nhiên, quyết định quan trọng nhất là khi chàng trai này quyết định dùng bản thân mình ra để thử. Rất may, sản phẩm đã thành công như ý khi dòng diện chạy vào người thì máy của Tùng sẽ tự động ngắt điện và có tín hiệu đèn cảnh báo.
Tùng đặt tên là “máy cảm ứng chống bị điện giật”. Máy được đặt trước cầu dao, nếu sự cố xảy ra, chiếc máy cảm ứng chống điện giật sẽ lấy dòng điện cảm ứng đó để cắt mạch điện. Trên mạng điện sẽ bị mất điện hoàn toàn, đồng thời còi báo động cũng kêu lên báo cho mọi người biết là đã xảy ra sự cố điện.
Hiện tại, sản phẩm của Tùng đã được chuyển ra Trung ương Đoàn tham gia cuộc thi “Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc”.
Do sức khỏe yếu cùng với căn bệnh dạ dày luôn hành hạ nên trong kỳ tuyển sinh đại học vừa qua, Tùng đã không hoàn thành ước mơ của mình khi dự thi vào Trường đại học Bách khoa Hà Nội.
Tuy nhiên, với niềm đam mê công nghệ, Tùng đã chuyển nguyện vọng 2 vào hệ Cao đẳng của Trường đại học Công nghiệp TP.HCM khoa Công nghệ thông tin.
“Em sẽ cố gắng vừa đi học vừa đi làm thêm để giảm bớt gánh nặng cho gia đình và cũng để theo đuổi niềm đam mê công nghệ của mình. Em muốn tạo ra nhiều sản phẩm có ích hơn nữa cho cộng đồng” - Hoàng Anh Tùng chia sẻ.
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%