Mỗi lần đi qua cây cầu treo mục nát, cao chót vót, bắc qua sông Bằng Giang, xã Bình Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng là một thử thách với người dân.
Mỗi ngày, cây cầu “già cỗi” này phải 'cõng' hàng trăm lượt người qua lại |
Cây cầu này có chiều dài hơn 70 mét, rộng 1,5 mét. Người dân tự chế từ cột điện, cọc tre mục nát, buộc lại với nhau bằng những sợi thép hoen gỉ, mặt cầu được làm bằng những thân tre nhỏ. Nhưng nguy hiểm hơn là hai sợi dây cáp treo nối hai bên sông đã được sử dụng từ năm 1970. Sau nhiều năm phơi mưa phơi nắng, sợi cáp đã hoen gỉ chỉ chờ đứt gãy.
Ông Trần Hòa (60 tuổi), người dân xóm Thái Cường, cho hay: “Đây là cây cầu người dân tự chế từ tre, cột điện đóng hai bên sông để giữ dây cáp treo. Mỗi khi qua cầu, dù chỉ một người nhưng cây cầu cũng đã rung bần bật”.
Theo ghi nhận của chúng tôi, do thời gian sử dụng đã lâu nên dầm cầu bị mục nát, ốc vít, sợi dây cáp treo đã bị hoen gỉ và cầu trũng xuống thành vòng cung, có những đoạn không còn lan can.
Một năm hai lần, người dân lại tự nguyện quyên góp tiền mua thép, ủng hộ tre để chắp vá cầu. Nhưng do nguồn kinh phí hạn hẹp và không có sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương nên cây cầu lại sớm hỏng như cũ.
Chiều rộng cầu hẹp, không có lan can, mặt cầu không bằng phẳng dễ mất thăng bằng. Mỗi khi có người đi qua, cầu lại rung lên bần bật.
Trao đổi với PV, ông Sơn, Trưởng xóm Thái Cường, cho biết: “Chỉ cần nhìn thực trạng cây cầu thì ai cũng biết nó không còn đảm bảo an toàn, ai cũng sợ lật cầu như ở bản Chu Va 6 (Lai Châu). Chúng tôi đã kiến nghị cấp trên nâng cấp tu sửa nhưng vẫn chưa được hồi âm”.
Ốc vít cầu gần như đã bị hoen gỉ hoàn toàn.
Trải qua thời gian sử dụng đã quá lâu, dây cáp treo hai bên bờ sông đã hoen gỉ hoàn toàn và đang chờ đứt.
Mặt cầu được xếp bằng những cây tre nên không bằng phẳng, khi qua cầu nếu sơ ý có thể bị ngã.
Cây cầu treo này có chiều dài hơn 70 mét và chiều rộng 1,5 mét.
Dây thép được quấn vào dây cáp treo để giữ cầu rất sơ sài, nếu tuột ra, cây cầu có thể bị sập bất cứ lúc nào.
Vị trí giữa cầu gần như không có lan can, nếu đi vào ban đêm rất dễ bị rơi xuống sông.
Nhiều thanh gỗ đã bị mục nát do thiếu kinh phí sửa chữa.
Thời gian sử dụng quá lâu và phải oằn mình "cõng" hàng trăm lượt người mỗi ngày nên cây cầu đang có hiện tượng võng xuống, rất nguy hiểm.
Gầm cầu là hệ thống cây đã mục nát hoàn toàn nhưng vẫn không được tu sửa.
Do trường học ở bên kia sông nên học sinh cũng chọn cây cầu này để đi qua.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%