Cần xử trí như thế nào khi trẻ bị bỏng?
Thứ hai, 13/04/2015 21:33

Vụ việc trẻ 6 tuổi bị ngã vào nồi canh 200 lít ở Nghệ An khiến cơ thể bị bỏng 65%, nguy kịch là hồi chuông cảnh báo tới các bậc làm cha làm mẹ.

Cần xử trí như thế nào khi trẻ bị bỏng?

Cần xử trí như thế nào khi trẻ bị bỏng?

Liên tục những vụ việc đau lòng về trẻ bị bỏng do sự bất cẩn của người lớn khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Vậy cần xử trí như thế nào nếu trẻ bị bỏng?

Vụ việc trẻ 6 tuổi bị ngã vào nồi canh 200 lít ở Nghệ An khiến cơ thể bị bỏng 65%, nguy kịch là hồi chuông cảnh báo tới các bậc làm cha làm mẹ, những người trông trẻ phải cẩn thận trong việc để vật dụng, chế biến đồ ăn, lưu tâm và theo dõi trẻ thường xuyên để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc.

Thực tế, bỏng là tai nạn thường gặp ở trẻ, số lượng bệnh nhi phải nhập viện cấp cứu, điều trị, thậm chí tử vong do bỏng ngày càng gia tăng, đặc biệt là vào thời gian nghỉ hè.

Bỏng có 4 loại cơ bản:

- Bỏng nhiệt (nhiệt nước và nhiệt khô – trong đó nhiệt nước thường chiếm tới 80%),

- Bỏng điện (rất nguy hiểm, thường để lại di chứng nặng nề).

- Bỏng hóa chất: Có thể xảy ra khi trẻ sa chân xuống hố vôi. Nguy hiểm nhất là bỏng axit, thường hủy hoại về thẩm mỹ và ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai nặng nề.

- Bỏng do tia xạ, thường gặp ở trẻ phải điều trị bằng tia xạ để chữa ung thư máu.

Theo thông kê tại các cơ sở y tế, bỏng nước sôi và bỏng lửa chiếm tỷ lệ cao nhất. Việc sơ cứu đúng cách khi trẻ bị bỏng nhằm giúp vết thương không bị ăn sâu vào trong, tránh tình trạng bội nhiễm và biến chứng nguy hiểm là điều vô cùng quan trọng.

Sau đây là những điều cha mẹ cần biết và xử trí kịp thời khi trẻ chẳng may bị bỏng.

Xử trí khi trẻ bị bỏng

Cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nguồn gây bỏng và thực hiện 6 bước sau:

- Làm mát vết thương: nhằm tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 – 20 phút. Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương.

xử lý khi trẻ bị bỏng

Cần làm mát ngay khi trẻ bị bỏng bằng cách dội nhẹ nước lạnh sạch (Ảnh minh họa)

Lưu ý: Không dùng nước nước đá từ trong tủ lạnh dể làm mát da cho trẻ

- Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, dép, vòng trước khi vết bỏng sưng nề.

- Che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn. Nếu không có gạc có thể dùng vải sạch.

- Vỗ về, động viên trẻ bằng cách cho uống nước và đặt ở tư thế nằm.

- Trường hợp vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏm tổn thương có thể tự liền nhờ quá trình biểu mô hóa, sau sơ cứu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Trường hợp bỏng nặng hơn thì ngay sau khi sơ cứu cần chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ điều trị kịp thời.

Trường hợp trẻ bị bỏng nước sôi, cách sơ cứu đơn giản nhất là ngâm ngay cơ thể bé bị bỏng vào nước lạnh sạch, trong thời gian từ 15 đến 20 phút. Sau đó băng nhẹ vết bỏng bằng gạc đã vô trùng và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Phòng sốc cho trẻ khi bị bỏng

Phòng sốc cho trẻ khi bị bỏng cũng là điều vô cùng quan trọng. Trẻ thường bị sốc do mất nước qua vết bỏng, rối loạn vi tuần hoàn (giảm lượng máu lưu thông). Biểu hiện sốc là mạch nhanh, tụt huyết áp, khó thở, các chức năng sống suy giảm. Nếu không cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong. Do vậy một trong những ưu tiên hàng đầu khi cấp cứu, xử trí bỏng sớm là phòng sốc.

- Phòng sốc đơn giản nhất là cho bệnh nhân uống nhiều nước. Trẻ con nếu đang bú sữa mẹ phải cho bú liên tục, uống thêm nước, đặc biệt là những nước có khoáng, có muối oresol.

- Giảm đau tại chỗ bằng ngâm nước mát và băng ép, toàn thân có thể dùng thuốc giảm đau phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.

- Bố mẹ cần động viên, an ủi để giúp trẻ tránh bị hoảng loạn về tinh thần sau khi bị bỏng.

Phòng tránh trẻ bị bỏng

Trẻ nhỏ vốn hiếu động và tò mò, do vậy cha mẹ khi trông trẻ cần luôn chú ý giám sát trẻ, sắp xếp đồ đạc mọi thứ quanh nhà thật hợp lý.

Với các vật dễ gây tai nạn như phích nước sôi, nồi cơm, nồi cháo mới nấu, bàn là, bật lửa... cần để ở nơi trẻ không thể sờ hoặc với tới được.

Khi nấu ăn, cần lưu ý quay cán chảo, xoong vào phía trong.

Khi bê nước nóng, thức ăn mới nấu cần để tránh xa trẻ để không va đụng.

xử lý khi trẻ bị bỏng

Cần chú ý đặt các vật dụng có khả năng gây bỏng cho trẻ cẩn thận, quan sát trẻ thường xuyên để tránh những tai nạn đáng tiếc (Ảnh minh họa)

Kiểm tra nước uống, đồ ăn trước khi cho trẻ ăn.

Không để trẻ tự tắm, cha mẹ cần kiểm tra vòi nước nóng lạnh, kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho trẻ.

Như vậy, phòng tránh trẻ bị bỏng vẫn phụ thuộc vào ý thức của người lớn. Cần thường xuyên để mắt, theo dõi đến trẻ để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc.

Lưu ý: Khi trẻ bị bỏng, cần sơ cứu nhanh, tuyệt đối không được xử lý theo những cách dân gian như bôi mắm, rắc vôi bột, bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng... sẽ gây tác dụng ngược, làm vết nỏng càng nặng hơn, thậm chí khiến trẻ bị sốc dẫn đến tử vong.

Với trẻ bị bỏng do điện giật, có trường hợp ngưng thở, tim ngừng đập, ngay lập tức phải sơ cứu trẻ tại chỗ. Đặt trẻ nằm xuống nền đất cứng, hô hấp nhân tạo cho đến khi trẻ thở lại được mới vận chuyển đến cơ sở y tế gần nhất, tránh đưa đia cấp cứu ngay.

Nguoiduatin.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!

Error loading media: File could not be played
00:0000:0000:00
00:00
 
Tag: be bi bong , xu tri the nao khi be bi bong , lam gi khi be bi bong , bong , tin , bao