Trong giai đoạn mang thai, việc ăn uống của bà bầu rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.
|
Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu cần phải chú ý đến ăn uống nhiều hơn vì tỷ lệ sẩy thai ở giai đoạn này rất cao. Để giảm thiểu nguy cơ sẩy thai và duy trì thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ cần nhớ tránh ăn nhiều các loại rau củ sau.
Mướp đắng
Không thể phủ nhận những tác dụng của mướp đắng đối với sức khỏe. Hàm lượng folate cao trong mướp đắng rất cần thiết cho thai kỳ vì giúp giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mướp đắng chứa nhiều vitamin C có thể tăng sức đề kháng cho phụ nữ mang thai và bảo vệ cơ thể khỏi các độc tố. Ngoài ra, mướp đắng cũng giàu vitamin B, một số chất như sắt, kẽm, kali, mangan, magiê đóng một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và giúp thai nhi phát triển.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu quá lạm dụng mướp đắng, nó sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường vì vị đắng trong loại quả này có thể khiến dạ dày và tử cung co bóp, dẫn tới sẩy thai. Nguy cơ sẩy thai và sinh non càng cao hơn ở những phụ nữ có sẹo ở tử cung, tử cung ngả về sau hoặc từng sinh mổ trước đó.
Rau sam
Rau sam khi nấu lên có vị gần giống với rau mồng tơi. Đây là loại rau rất dễ trồng, có tính giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Nhưng nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều loại rau này, có thể gây kích thích tử cung, dẫn đến sẩy thai.
Rau ngải cứu
Rau ngải cứu có tác dụng lưu thông máu, giảm đau bụng. Xưa kia, ngải cứu thường được dùng cho những mẹ bầu bị động thai. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy nếu phụ nữ mang thai ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu tiên, sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung gây sẩy thai và sinh non.
Rau ngót
Ăn nhiều rau ngót có thể gây nên các cơn co tử cung dẫn đến sẩy thai, vì trong rau có chứa nhiều Papaverin. Vì thế không nên ăn nhiều hơn 30g. Những mẹ có tiền sử sẩy thai liên tục, sinh non, hiếm muộn nên hạn chế ăn rau ngót, đặc biệt là nước ép rau ngót lại càng không.
Rau chùm ngây
Rau chùm ngây có hàm lượng vitamin C nhiều hơn 7 lần so với cam, lượng canxi cao gấp 4 lần so với sữa, và lượng protein cao gấp 2 lần so với sữa. Ngoài ra, lượng vitamin A của nó nhiều hơn 4 lần so với cà rốt, nhiều kali hơn 3 lần so với chuối và rất nhiều sắt.
Tuy nhiên, thời xa xưa, chùm ngây được sử dụng như một loại thuốc tránh thai vì có cấu trúc tương tự như estrogen, ngăn ngừa việc mang thai. Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu tiết ra hormone khiến tử cung mềm để giữ thai. Tuy nhiên chất Alpha-sitosterol có nhiều trong chùm ngây khiến tử cung co lại và gây sẩy thai.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người
- Thiếu ngủ ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe như thế nào? Nhìn hình ảnh sau 25 năm gây sốc
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Tết Âm lịch năm nay có rơi vào đợt rét đậm, rét hại? Thời tiết cụ thể dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ thế nào?
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?