Đến với tỉnh Thái Nguyên, du khách sẽ có rất nhiều lựa chọn điểm đến với phong cảnh hữu tình, non xanh nước biếc.
|
Khu du lịch Hồ Núi Cốc
Khu du lịch Hồ Núi Cốc, thuộc huyện Đại Từ, cách Thành phố Thái Nguyên khoảng 15km. Nơi đây nổi tiếng với nét đẹp tạo bởi cánh đồi chè mát mắt và hồ Cốc xanh thẳm.
Hồ Núi Cốc, địa điểm du lịch hàng đầu ở tỉnh Thái Nguyên.
Hồ Núi Cốc là hồ nhân tạo, chắn ngang dòng sông Công gồm một đập chính dài 480m và 6 đập phụ. Trên mặt hồ rộng mênh mông có tới hơn 89 hòn đảo. Có đảo là rừng cây xanh, có đảo là nơi trú ngụ của đàn cò, có đảo là quê hương của loài dê, có đảo có đền Bà chúa Thượng Ngàn... Lòng hồ sâu trung bình đến 35m. Hồ có khả năng khai thác từ 600 - 800 tấn cá/năm.
Hồ Núi Cốc là danh thắng và là nơi nghỉ mát đẹp. Hiện nay, hệ thống nhà nghỉ và bến tắm đã được quy hoạch và xây dựng tương đối tốt, phục vụ khách du lịch đến thăm quan nghỉ ngơi, vui chơi giải trí.
Lễ hội Chùa Hang
Từ Trung tâm thành phố Thái Nguyên, đi qua cầu Gia Bảy theo hướng QL1 (Thái Nguyên – Lạng Sơn) du khách sẽ đến di tích Chùa Hang thuộc thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 2km theo hướng Tây Bắc.
Chùa Hang nằm trong lòng ba ngọn núi lớn, tọa lạc trên vùng đất bằng phẳng, phía trước là dòng sông Cầu uốn lượn. Ngọn núi đứng giữa có tên Huyền Vũ, hai bên là hai ngọn Thanh Long - Bạch Hổ vươn cao uy nghi, ba ngọn kết nối nhau bởi dải yên ngựa chừng 1000m, diện tích chân núi khoảng 2,7ha.
Hình ảnh Chùa Hang nhìn từ xa.
Vào sâu chùa Hang càng rộng dần, trên vòm là những nhũ đá buông rủ, dưới nền có nhiều cột đá vươn cao như trụ chống trời, vách hang còn có các nhũ đá nhô ra, tạo thành các bệ thờ tự nhiên... Đặc biệt, trên vách đá vẫn còn lưu bút tích thơ phú bằng chữ hán có từ thời Lê Sơ - Hậu Nguyễn.
Hàng năm, từ ngày 19 đến ngày 21 tháng giêng âm lịch diễn ra lễ hội Chùa Hang ở Thái Nguyên nhằm tạ ơn trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, bản làng ấm no, cây cối tốt tươi, đâm chồi nẩy lộc. Phần lễ gồm dâng hương, rước kiệu, tạ ơn các vị thần đất, thần sông, thần suối... Phần hội có các trò chơi dân gian đặc sắc như: tung còn, đi cầu kiều, bắn cung, đẩy gậy, bắt trạch trong chum, chọi gà, tung vòng cổ vịt ... cùng các tiết mục văn nghệ, liên hoan văn hóa trà…Ngày 26-2-1999, chùa Hang Thái Nguyên đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa, Danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia.
Hội Đền Đuổm
Đền Đuổm được xây dưới chân dãy núi Điểm Sơn, thuộc xã Động Đạt, huyện Phú Lương, cách T.P Thái Nguyên 24km về phía Tây Bắc. Đền được xây dựng từ thời nhà Lý, thờ phò mã Dương Tự Minh và 2 người vợ là Diên Bình Công chúa và Thiều Dung Công chúa.
Đường lên Đền Đuổm. ẢNH ĐÀO TRANG.
Di tích này gồm đền Thượng, đền Trung và đền Hạ. Ba chỏm núi ở giữa cánh đồng trông như những cánh nhạn bay. Phía trước đền là cánh đồng rộng, có sông Phú Lương chảy qua, xa xa là những dãy núi trùng điệp. Đền Đuổm vừa là di tích lịch sử, vừa thắng cảnh của Thái Nguyên.
Hang Phượng Hoàng, Suối Mỏ Gà
Núi Phượng Hoàng, hang Phượng Hoàng, hang Suối Mỏ Gà là một quần thể thắng cảnh đẹp vào bậc nhất của tỉnh Thái Nguyên bởi phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hang động đẹp.
Từ dưới nhìn lên, núi có hình hai con chim phượng hoàng nằm ấp nhau nên có truyền thuyết và gọi tên là hang Phượng Hoàng.
Nhũ đá trong hang gây chú ý rất nhiều du khách.
Hang gồm có 3 tầng: Tầng thượng là hang Dơi, tầng giữa gọi là hang Sáng, tầng cuối gọi là hang Tối. Hang Sáng rộng và thoáng, ánh sáng ở cả 3 cửa hang chính chiếu vào những nhũ đá trong hang lung linh, huyền ảo. Đứng trước những nhũ đá muôn hình vạn trạng, du khách thoả sức tưởng tượng: Nào là hình người mẹ cõng con lên nương, nào là từng bầy người nguyên thuỷ đang săn đuổi thú, nào là hình đèn lồng ngàn tấn… Tất cả đều rất hấp dẫn đối với du khách.
Dưới chân núi có hang Suối Mỏ Gà. Cửa hang rộng chừng 10m, có khe nước chảy từ trong hang ra. Phía trước hang có nhiều thác nước nhỏ nhiều bến tắm, nhiều mô đá hình ghế ngồi, đảo đá, nước mát trong, phong cảnh hữu tình.
Khu an toàn kháng chiến ATK
ATK thuộc xã Phú Đình, huyện Định Hóa, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã sống và làm việc từ 1947-1954 để lãnh đạo cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp. Ðiểm di tích lịch sử ATK đã được Nhà nước xếp hạng quốc gia năm 1981.
Hình ảnh di tích lịch sử ATK nhìn từ xa.
Hiện nay, ATK còn nhiều di tích về nơi ở và làm việc của Bác như nền nhà, hầm làm việc, cây râm bụt Bác trồng, phiến đá Bác thường nằm nghỉ trưa... ATK là nơi ghi lại nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Thủ đô ATK cũng là nơi diễn ra các hoạt động ngoại giao của nước ta thời ấy.
Năm 1990 tại đồi Tỉn Keo, tỉnh Thái Nguyên đã xây bia tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, phòng trưng bày di tích lịch sử, nhà khách... Tại trung tâm xã Phú Ðình cũng đã xây dựng nhà truyền thống, giới thiệu trưng bày nhiều hiện vật quý.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?
- Tết dương lịch 2025 phạt vi phạm giao thông đã thu về số tiền 'khủng' này
- Sát Tết có 4 nghề 'hái' ra tiền, thu nhập cả trăm triệu/tháng mà không cần trình độ đại học
- Từ 1/1/2025, người dân ra đường vi phạm 2 lỗi này sẽ bị phạt nặng, tăng từ 30 lần đến 50 lần mức cũ
- Những chiêu trò lừa đảo mới dịp cận Tết, cần cảnh giác kẻo lại mất tiền oan
- Ai là người có mức lương hơn 10,3 tỉ đồng/năm ở TP HCM năm 2024?
- Đàm Vĩnh Hưng nói về vụ kiện với chồng ca sĩ Bích Tuyền: 'Ai tạo nghiệp người đó phải lãnh'
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?