Cứ đều đặn mỗi tuần một lần, vào lúc 9h sáng, tại một ngôi đền nằm nép mình giữa những khu nhà cao tầng của Hà Nội lại diễn ra lễ an táng cho các thai nhi được nhặt từ nhiều nơi trong thành phố về.
|
Những số phận bị ruồng rẫy
Gần 5 năm trôi qua nhưng bà Trần Thị Hường, trưởng một nhóm bảo vệ sự sống tại Hà Nội vẫn không quên được lần đầu tiên nhận thai nhi về mai táng.
Hôm đó gần nửa đêm, có điện thoại từ một phòng khám gọi tới thông báo có một thai nhi vừa mới nạo xong. Hai vợ chồng họ không nỡ bỏ mặc mà muốn được mai táng cho đứa con mà họ vừa rứt ruột bỏ đi, nhưng với họ thì không thể. Họ đã nhờ phòng khám giới thiệu giúp người có thể làm việc đó thay họ để đứa con đỡ tủi phận.
Các cơ sở nạo phá thai nằm san sát trên một đoạn đường Giải Phóng, đối diện cổng Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: BVSS
Bà Hường tức tốc nhờ người giúp việc đèo tới đó. Phòng khám đã đóng cửa, đường vắng và tối, không một bóng người. Hai bà cháu nhìn quanh rồi quyết định lục tìm trong tất cả những túi ni lon đựng rác vứt trên đoạn phố đó. Gần 20 phút trôi qua mà không có kết quả, thì bỗng có hai người dắt xe đạp tiến lại, trên tay cầm một cái bọc. Đó chính là cặp vợ chồng vừa bỏ đi giọt máu của mình. Họ đã nép vào một chỗ kín đáo để đợi bà. Hôm đó, đưa được thai nhi về cũng là lúc đồng hồ điểm 12h đêm.
Ngay trong đêm đó, hài nhi bé bỏng được tắm rửa, được đặt tên Thánh và rửa tội trước khi khâm liệm và đưa vào giữ lạnh chờ ngày mai táng.
Tắm cho một thai nhi bị phá bỏ. (Ảnh: BVSS)
Gần 5 năm trôi qua, hàng ngàn thai nhi bị chối bỏ đã được nhóm Bảo vệ sự sống này đưa về nơi an nghỉ. Bà Hường cho biết, hiện nay nhóm bảo vệ sự sống tại Hà Nội có hơn 100 thành viên, trong đó có hơn chục thành viên gần như thường trực. Bất kể đêm hôm, mưa gió, hễ được tin báo có thai nhi bị phá bỏ cần mai táng là họ lên đường đi nhận ngay. Hiện nay nhóm phân công nhau đi lấy thai nhi ở các bệnh viện, phòng khám đều đặn 3 lần/ngày.
Cỗ quan tài chung và gần 100 số phận bị ruồng rẫy. (Ảnh: BVSS)
Có những em bị đưa ra khỏi cung lòng người mẹ khi chưa có nổi hình hài, mà chỉ là một nắm lầy nhầy, đỏ hỏn. Đến các tình nguyện viên lâu năm nhất cũng không thể phân biệt nổi em nào với em nào. Các em đến từ nhiều cung lòng ấm áp khác nhau nhưng cuối cùng lại chung một tấm vải liệm. Và, cũng rất nhiều em chỉ chút ít nữa thôi là được chào đời.
Nhìn những tấm ảnh tư liệu nhóm lưu lại tôi không khỏi rùng mình. Những hình hài bé trai, bé gái sáu, bảy, tám tháng, thậm chí gần đến ngày chào đời, bị cắt ra làm nhiều mảnh, đớn đau nằm trên tấm vải liệm trắng toát. Viết những dòng này bên tai tôi còn văng vẳng tiếng một thành viên trong nhóm nói với bà Hường: "Bà ơi, bà nhắc bác sĩ đừng cắt nát đầu các em ra".
Cũng có những em may mắn hơn là bị đưa ra khỏi lòng mẹ còn nguyên hình hài. Có em vẫn còn sống và với những trường hợp như thế ngay lập tức sẽ được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Lễ tiễn đưa 91 hài nhi
Có mặt tại Đền Đức Mẹ Hằng cứu giúp (Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội) một sáng thứ 7, với tôi ngôi nhà thờ này hôm nay dường như lạnh lẽo hơn. Bên trong đang diễn ra Thánh lễ tiễn đưa 91 hài nhi. Tất cả các em được đặt chung trong một chiếc hộp xinh xắn, phủ khăn trắng toát trên một chiếc bàn cũng phủ khăn trắng và điểm những chiếc nơ màu tím. Những người có mặt dường như cũng lặng lẽ hơn, thỉnh thoảng mọi người lại đưa mắt về chiếc hộp đặt giữa nhà thờ.
91 thai nhi trong một tuần của một số rất ít ỏi phòng khám chịu hợp tác để nhóm đem về an táng. Còn bao nhiêu em nữa sẽ đi đâu về đâu. Bà Hường cho biết, vài năm gần đây, không có tuần nào nhóm an táng dưới bảy chục thai nhi, có nhiều tuần lên tới hơn 100 em.
Đưa các em về nơi an nghỉ. (Ảnh: H.Vinh)
Sau lễ tiễn đưa, các em sẽ được đưa về nghĩa trang hài nhi Từ Châu (xã Liên Châu, huyện Thanh Oai, Hà Nội) để mai táng. Đó là một nghĩa trang nhỏ nằm giữa cánh đồng bao la. Người ta có thể dễ dàng nhận ra nghĩa trang bởi những tấm nắp bê tông xám xịt và nổi bật lên là cây Thánh giá trầm mặc. Ngôi mồ chung của các em là một hố lớn, hố này được phân ra mười hai ô nhỏ, sâu chừng 2m. Cứ chôn lớp nọ xếp lên lớp kia cho đến khi đầy ô. Hết ô này sẽ chuyển qua ô khác.
Nghĩa trang hài nhi Từ Châu nằm giữa cánh đồng bát ngát. (Ảnh: BVSS)
Vì nằm giữa cánh đồng trũng, mỗi năm 12 tháng thì có tới 5 tháng nơi đây bị ngập nước. Đưa các em về tới nơi, việc đầu tiên của các thành viên là mở tấm nắp bê tông và tát nước trong mộ ra để đặt cỗ quan tài chung của các em vào. Thứ nước nhờ nhờ đen, nhìn kỹ như có loang loáng mỡ và bốc mùi hôi thối kinh hoàng. Vậy mà có khi vừa tát xong chưa kịp trát lại đã bị dềnh nước từ các ô khác sang, lại phải dừng lại để tát.
Một năm 12 tháng thì có 5 tháng phần mộ của các bé bị ngập nước như thế này. (Ảnh: BVSS)
Chưa đầy 5 năm, hơn 8.000 sinh linh đã yên nghỉ nơi đây và sẽ còn nhiều nữa khi các ông bố bà mẹ cứ vô tư giết đi những đứa con của mình bất chấp đạo lý, bất chấp an toàn sức khỏe.
Việt Nam là một trong 3 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, đáng báo động có tới 20% người nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên. Theo số liệu của một phòng khám tại Hà Nội, có người mới 23 tuổi phá thai tới 4 lần trong năm. Độ tuổi phá thai nhiều nhất là dưới 25, trung bình mỗi người phá từ 2-3 lần trước khi kết hôn (cá biệt là 4-5 lần). |
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%