Đó là khẳng định của GS.TS. Nguyễn Công Khanh, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam, Chủ tịch Hội Ung thư nhi Việt Nam trong Hội thảo quốc tế ung thư trẻ em khu vực miền Trung “Nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhi” diễn ra tại TP Huế ngày 9,10/3.
|
“Hiện việc chăm sóc trẻ em chưa được chú ý lắm ở Việt Nam. Các bệnh không nhiễm khuẩn mà trong đó có ung thư ở trẻ em ngày càng tăng lên. Đặc biệt, ung thư ở trẻ em khác với người lớn ở bệnh lý, cách điều trị... Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ của y học mà nhiều bệnh ung thư ở trẻ em đã chữa được. Và chúng tôi xem đây là 1 bệnh hoàn toàn chữa được”, GS Khanh cho biết.
Hội nghị quốc tế đã rất sôi nổi với nhiều nhà khoa học cùng các đề tài thực tế đi sâu vào cách điều trị, chăm sóc bệnh nhi. Diễn ra tại Bệnh viện Trung ương Huế trong 2 ngày, Hội nghị nhận được sự giúp sức của Tổ chức Asian Children’s Care League (Nhật Bản). Đây cũng là tổ chức từng nhiều lần giúp cho Bệnh viện nói chung và khoa Nhi nói riêng trên nhiều phương diện liên quan đến trẻ em.
Hội nghị quốc tế về ung thư nhi khoa với nhiều nhà khoa học trên thế giới về tham dự
Trên thế giới, ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 2 ở trẻ em thuộc các nước đã phát triển, chiếm khoảng 10-12,3% các trường hợp tử vong trẻ. Trong đó bệnh bạch cầu cấp (BBC) dòng lympho là loại ung thư có thể gây ra tử vong cao với tỷ lệ 75%. Tiếp đến là bệnh BBC dòng tủy chiếm 20% và Bạch cầu kinh dòng tủy chiếm từ 3-5%.
Theo BS. Phan Huy Thuấn (Khoa Nhi, BV Trung ương Huế), các triệu chứng lâm sàng của bệnh BBC có nhiều dạng như mệt mỏi, da xanh xao, chóng mặt, khó thở (do thiếu máu), sốt và nhiễm trùng, xuất huyết, đau xương khớp, gan lách lớn gây nên bụng chường, chán ăn dẫn đến sụt cân, hạch lớn, thâm nhiễm tại tinh hoàn, tổn thương thần kinh sọ não, ho khó thở, phù mặt và cánh tay... Nếu bệnh được phát hiện càng sớm thì càng có cơ may được chữa khỏi. Chiến lược tốt nhất để chẩn đoán sớm bệnh này là luôn luôn để ý đến các dấu chứng và triệu chứng của bệnh nếu trên khi thăm khám.
BS Hiroyuky Shichino (ĐH Y khoa Nihon, Nhật Bản), bệnh BBC dòng lympho có thể chữa khỏi khoảng 50% vào năm 2012. Khi biết có người bị bệnh, chúng ta hãy giới thiệu bệnh nhân đến các bệnh viện TƯg tại Huế, TP HCM và Hà Nội. Nếu nhờ vào thêm từ hợp tác quốc gia, quốc tế thì tương lai năm 2040 sẽ chữa khỏi trên 80%.
“Với khoảng 250.000 trẻ em đang bị mắc bệnh ung thư trên toàn thế giới. Có 50.000 trẻ được chẩn đoán ở các nước đã phát triển có tỷ lệ sống sót là 80%. Trong số 200.000 trẻ còn lại chỉ có khoảng 25% sống sót. Vì vậy sự hợp tác quốc tế là rất cần thiết”, BS Noriko Sekiguchi - Sato (Khoa Nhi, Trung tâm Quốc gia về Y tế và sức khỏe toàn cầu ở Nhật Bản), cho biết.
Theo BS Noriko, cần phải điều trị hỗ trợ trẻ em bị ung thư trên các phương diện như: Phòng chống nhiễm trùng, điều trị sốt và giảm bạch cầu hạt, điều trị đau, điều trị chống nôn. Sau 5 năm theo dõi, gần 75% trẻ em ung thư sẽ sống sót và có tối thiểu 1 vấn đề bất lợi và 40% có tối thiểu 1 vấn đề bất lợi nghiêm trọng đe dọa cuộc sống và gây tàn tật. Các vấn đề về tim mạch, hô hấp, nội tiết, thần kinh, tâm thần và các ung thư thứ phát cần phải được các bác sĩ phòng ngừa, theo dõi và kiểm soát đều đặn, liên tục. Về phía gia đình cũng phải tích cực hợp tác và chữa bệnh cho con đến cùng.
Các em nhỏ bị ung thư đang điều trị tại khoa Nhi (BV Trung ương Huế) đã cùng nhau nhảy múa thật đẹp trước lúc diễn ra hội nghị dưới sự giúp sức của các bạn tình nguyện Blouse Xanh (Tổ chức phi lợi nhuận Chăm sóc trẻ em Châu Á)
BS Masahiro Saito (Khoa Nhi trường ĐH Y khoa Juntendo, Nhật Bản) đã đặt ra nội dung về 1 công tác hết sức cần được chú ý là PPC (Palliative care: Chăm sóc nhằm cải thiện cuộc sống cho bệnh nhân nhi khoa). Đây là công việc chăm sóc thường vào giai đoạn cuối đời của bệnh nhân khi bệnh nhân được biết là mình sắp chết. Chính sự nhận thức và thúc đẩy của bác sĩ Nhi khoa đối với gia đình trẻ là rất to lớn. Toàn bộ quá trình chăm sóc, điều trị, hồi sức cho trẻ được bác sĩ đặt ra với gia đình nhằm cho các phụ huynh yên tâm và cháu bé bị bệnh thêm tin tưởng vào cuộc sống, vượt qua những đớn đau về thể xác và tinh thần. Công việc này có thể thực hiện tại các bệnh viện trung tâm, các trung tâm chăm sóc sức khỏe hay tại nhà của bệnh nhân.
Tổ chức phi lợi nhuận Chăm sóc trẻ em Châu Á cũng đã nêu ra phương cách chăm sóc trẻ và chữa trị cho trẻ bị ung thư trên dự án hỗ trợ về y khoa và xã hội ở Huế trên 3 mặt là “Phát hiện và chẩn đoán sớm” - “Điều trị tích cực” - “Chăm sóc nâng đỡ". Tổ chức đã hỗ trợ miễn phí thuốc kháng sinh, kháng nấm đặc biệt cho gia đình nghèo, bệnh nhân điều trị thời gian dài và trường hợp cấp cứu. Hỗ trợ dinh dưỡng 3 bữa ăn mỗi ngày cho mọi bệnh nhi nội trú với giá 40.000đ. Bên cạnh đó đã thành lập Hội cha mẹ bệnh nhi ung thư, nhóm tình nguyện Blouse Xanh.
Ngoài ra, tổ chức này còn giáo dục nhận thức của gia đình người bệnh lẫn động viêng khích lệ. Đồng thời giữ liên lạc, thăm viếng gia đình có con đã mất. Và 1 việc làm hết sức quan trọng là kết nối được với các chuyên gia ung thư nhi, trung tâm truyền máu, khoa dược, đại học y khoa, bệnh viện khu vực, đội ngũ đa ngành bao gồm cả hành chính trong bệnh viện để có thể giúp đỡ nhiều mặt cho gia đình bệnh nhi ung thư.
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?