Tăng huyết áp gây ra tổn thương thận nhưng tổn thương thận cũng gây ra tăng huyết áp. Mối quan hệ song đôi này khiến cho nhiều khi người ta không xác định được cái nào có trước, cái nào có sau...
|
Mối quan hệ sóng đôi
Thận tuy bé nhưng lại gắn chặt với huyết áp là vì thận nhận khoảng 25% lưu lượng máu từ tim ra. Với một lưu lượng máu cỡ đại như vậy thì chuyện bất thường gây ra cho thận và sự phản hồi ngược trở lại hệ tim mạch là điều đương nhiên.
Về mặt tác động của tăng huyết áp, người ta thấy rõ ràng là huyết áp gia tăng đã gây ra tổn thương cho thận, nhiều khi đó là những tổn thương không thể phục hồi. Nhẹ nhất là xuất hiện protein trong nước tiểu dạng vi thể mà người ta hay gọi là albumin niệu vi thể. Thông thường màng lọc cầu thận không bao giờ để lọt những thành phần này ra khỏi máu. Nhưng trong tăng huyết áp, thận đã bị tổn thương màng lọc và để lọt những thành phần không thể để mất. Sự tác động tiếp theo của tăng huyết áp đó là xơ vữa động mạch thận. Một bằng chứng rõ ràng nhất của hiện tượng này là người ta thấy động mạch thận lâu dần bị xơ chai và hẹp dần lại. Nếu con số huyết áp của bạn nằm trong khoảng 180mmHg thì nguy cơ hẹp mạch máu thận sẽ tăng dần theo thời gian. Hậu quả cuối cùng của tác động huyết áp là suy thận mạn mà giải pháp điều trị cuối cùng là thay thận.
Nhưng ngược trở lại, người ta cũng thấy, chính thận cũng có thể tác động lên huyết áp. Chỉ một thay đổi nhỏ trong chức năng thận cũng sẽ đủ làm cho huyết áp biến động. Đầu tiên là sự hẹp động mạch thận, đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tăng huyết áp do thận và tăng huyết áp thứ phát. Hàng loạt những biến đổi bệnh lý ở thận đều thấy có sự gia tăng huyết áp. Trong bảng triệu chứng như viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, hội chứng thận hư, suy thận đều có tăng huyết áp. Và trong điều trị những bệnh này người ta không bao giờ quên kiểm soát huyết áp.
Trong chuyên đề này, chúng tôi xin được chỉ ra một số bệnh thận gây ra tăng huyết áp mà không tập trung vào vấn đề tổn thương thận khi có huyết áp gia tăng.
Thận bình thường Thận đa nang
Những bệnh thận dễ gây tăng huyết áp
Bệnh hẹp động mạch thận
Bệnh hẹp động mạch thận là bệnh dễ gây ra tăng huyết áp nhất của thận. Tuỳ vào nhóm dân cư mà tỷ lệ bệnh có khác nhau, nhưng có một số điều tra báo cáo cho thấy tỷ lệ mắc bệnh có thể đạt tới 30% ở những đối tượng có nguy cơ cao. Với người trên 70 tuổi thì tỷ lệ này lên tới 60%. Có khoảng 93% người bị hẹp động mạch thận tiến triển thành tăng huyết áp. Như vậy, có thể nói gần như cứ có hẹp động mạch thận thì có tăng huyết áp.
Cơ chế gây tăng huyết áp của hẹp động mạch thận là do giảm lưu lượng máu qua thận. Điều này đã kích hoạt bộ máy cận tiểu cầu của thận hoạt động, làm tăng tiết aldosterol (một chất có tác dụng tăng hấp thu muối và nước). Hậu quả là huyết áp gia tăng. Đồng thời bộ máy cận tiểu cầu còn tăng tổng hợp angiotensin, một chất làm co mạch ngoại vi, do đó huyết áp tăng. Mục đích cuối cùng của tăng huyết áp là duy trì lực tống máu bình thường để đủ đưa máu đến thận, nhưng khi lượng máu đủ tới thận thì huyết áp đã tăng quá cao.
Bệnh hẹp động mạch thận không chỉ gây ra tăng huyết áp mà còn là nguyên nhân tâm điểm gây ra suy thận mạn và các biến chứng khác về thận. Nguyên nhân gây ra chít hẹp động mạch thận là do xơ vữa động mạch (gặp chủ yếu ở người cao tuổi), phình bóc tách đông mạch thận, viêm động mạch thận.
Những trường hợp sau cần chú ý thăm dò chít hẹp động mạch thận khi có tăng huyết áp: huyết áp tăng rất cao ở người trẻ dưới 30 tuổi, khởi phát huyết áp tăng cao đột ngột ở người trên 55 tuổi, tăng huyết áp kháng trị, suy giảm chức năng thận nghiêm trọng trong khi đang điều trị tăng huyết áp, suy thận độ 3, 4 do tăng huyết áp, tăng huyết áp ở trẻ em.
Bệnh thận đa nang
Trong bảng triệu chứng như viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, hội chứng thận hư, suy thận đều có tăng huyết áp. Và trong điều trị những bệnh này người ta không bao giờ quên kiểm soát huyết áp.
Bệnh thận đa nang là một bệnh lý di truyền trong đó có xuất hiện nhiều nang của thận. Bệnh được biểu hiện bằng hình ảnh thận có rất nhiều nang và thường bị ở cả hai thận. Trong tổng số các bệnh về thận thì nó chiếm 17% mảng bệnh lý của cơ quan này. Các nang của thận có đặc điểm to nhỏ khác nhau và đều chứa dịch làm huỷ hoại chức năng thận, đồng thời làm ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác nữa như gan, não, tụy, còn thận thì bị phì đại tăng kích thước.
Bệnh thận đa nang có đặc điểm là tăng huyết áp kỳ lạ và trở thành một dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Có khoảng 74% số người bị bệnh thận đa nang có triệu chứng là tăng huyết áp. Tăng huyết áp do thận đa nang có dấu hiệu đặc trưng riêng là tăng huyết áp cao và kịch phát ngay từ giai đoạn ban đầu chứ không diễn ra từ từ như những bệnh tăng huyết áp khác và chủ yếu tăng huyết áp tâm trương (còn gọi là tăng huyết áp tối thiểu). Bệnh thận đa nang trở nên nguy hiểm, nhanh dẫn đến suy thận và khó giải quyết nếu không được chẩn đoán sớm.
Tất cả mọi trường hợp tăng huyết áp tâm trương rõ nét và nặng ngay từ đầu cần được kiểm tra tình trạng thận đa nang bằng siêu âm.
Protein niệu vi thể
Bệnh protein niệu vi thể cũng là bệnh thận dẫn đến tăng huyết áp. Những bệnh lý này đều có một đặc điểm chung là xuất hiện protein trong nước tiểu ở các cấp độ khác nhau (30-300mg/24h). Những trường hợp có albumin niệu vi thể sẽ có tăng huyết áp với tỷ lệ 73%.
Người ta không rõ là cơ chế nào mà sự xuất hiện của protein niệu vi thể lại có hiện tượng tăng huyết áp mà chỉ đặt ra giả thuyết là khi có protein niệu vi thể thì chứng tỏ mạch máu đang bị tổn thương. Chúng sẽ bị thay đổi tính thấm với các thành phần trong máu làm lọt protein ra ngoài, thành mạch bị xơ cứng và dẫn đến huyết áp tăng. Trong nhiều trường hợp, người ta tìm thấy protein niệu vi thể trong các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp nhưng cũng có khi người bệnh chẳng có những bệnh chuyển hoá, tim mạch hay đái tháo đường thì vẫn có protein niệu vi thể.
Bệnh protein niệu vi thể sẽ nhanh chóng dẫn đến suy thận. Thường thì chỉ khoảng hai năm sau khởi phát bệnh người bệnh sẽ bị suy thận. Tỷ lệ suy thận do bệnh này là khoảng 50%.
Bệnh viêm bể thận mạn tính
Bệnh viêm bể thận mạn tính là tình trạng viêm nhiễm ở bể thận nơi thận tiếp nối với niệu quản. Bể thận bị viêm đa phần là do sỏi và nhiễm khuẩn ngược dòng. Viêm bể thận mạn tính gặp ở nữ nhiều hơn nam. Qua theo dõi người ta thấy những người bị viêm bể thận có tỷ lệ tăng huyết áp là khoảng 63%.
Biểu hiện của viêm bể thận mạn tính là biểu hiện giống như nhiễm trùng đường niệu trong đó nổi bật là sốt, đau bụng, rối loạn bài niệu có thể là đái buốt, đái dắt, căng tức bên hông. Triệu chứng rất hay gặp nữa là tăng huyết áp. Trong nhiều báo cáo người ta đều nhận thấy có sự gia tăng huyết áp trong chứng bệnh này và những người bị tăng huyết áp ác tính thì thấy phần nhiều trong số họ có tiền sử bị viêm bể thận mạn.
Mặc dù điều này không nói lên được mối liên quan chặt chẽ song cũng cho thấy dấu hiệu ban đầu là viêm bể thận mạn có thể để lại tăng huyết áp ác tính. Thực tế cho thấy, viêm bể thận mạn có thể điều trị được, miễn sao chúng ta loại bỏ sỏi và dùng kháng sinh hợp lý, nhưng tăng huyết áp đi từ viêm bể thận mạn thì lại tiến triển và có xu hướng diễn tiến không ngừng. Do vậy, chúng ta cần đặc biệt chú ý tới viêm bể thận mạn, tránh để tăng huyết áp xảy ra.
Bệnh viêm cầu thận
Bệnh viêm cần thận là tình trạng viêm dạng không nung mủ ở toàn bộ cầu thận và ở cả hai thận. Bệnh viêm cầu thận có hai loại là viêm cầu thận cấp tính và viêm cầu thận mạn tính. Ở cả hai dạng cầu thận đều bị tổn thương và đều bị thoát protein ra nước tiểu mức độ nhiều. Nguyên nhân chủ yếu của những chứng bệnh này hoặc là do phức hợp kháng nguyên kháng thể của liên cầu tan máu nhóm A hoặc là do rối loạn miễn dịch.
Nhưng cho dù nguyên nhân là gì thì biến chứng tăng huyết áp trong bệnh lý cầu thận cũng chiếm tỷ lệ cao. Theo các báo cáo, tỷ lệ bị tăng huyết áp trong viêm cầu thận vào khoảng 50-54%, nghĩa là có trên một nửa số bệnh nhân bị viêm cầu thận có tăng huyết áp.
Cơ chế gây tăng huyết áp có lẽ là do nó làm bít tắc “động mạch đi” ở trong thận, làm thay đổi kích thước của thận và làm sưng phồng các tiểu cầu thận. Những hiện tượng này diễn ra không giống nhau ở những cá thể khác nhau nhưng nó đều góp phần làm chít hẹp động mạch đi. Sự chít hẹp này kích hoạt bộ máy cận tiểu cầu và huyết áp gia tăng.
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%