Ở những vùng nông thôn heo hút thuộc Trà Vinh, Bến Tre có rất nhiều người cha, người mẹ không biết chữ hoặc học hành dang dở. Nhưng với họ, con cái được đến trường là niềm vui, là hi vọng thoát nghèo.
|
May mà còn má
.
Anh Bằng cơ cực với nghề hái dừa và làm đủ thứ việc để nuôi con ăn học - Ảnh: Hiền Trần
Mỗi hộ nhận 12 triệu đồng Ngày 7/4, tại Bến Tre, báo Tuổi Trẻ cùng Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam sẽ trao vốn cho 120 hộ nông dân hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh. Mỗi hộ sẽ nhận được vốn vay không lãi suất trong hai năm là 12 triệu đồng tiền mặt và thức ăn chăn nuôi (trị giá 2 triệu đồng), được tư vấn kỹ thuật chăn nuôi miễn phí trong hai năm. Ngoài ra, mỗi gia đình có con em học giỏi sẽ được nhận một phần thưởng là 500.000 đồng. Đường vào nhà vợ chồng anh Thạch Ngà - Kim Thị Sóc Kha ở xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành (Trà Vinh) trơn trượt sau trận mưa dầm cả ngày. Đó là một căn nhà lá lụp xụp trống hoác. |
Năm 2003, đứa con lại bệnh, hết cách, anh lặng lẽ lấy xe đạp chạy đi. Chị biết chồng sắp đi bán máu nên đòi đi theo. “Hai người bán sẽ được 300.000 đồng, hi vọng đủ để chữa bệnh cho con” - chị nói. Sau lần đó, hai vợ chồng còn rất nhiều lần đi bán máu để trang trải trong những lúc túng thiếu.
Trò chuyện với chúng tôi, chị Sóc Kha chỉ vào cánh tay vẫn còn tím nói: “Hổm rày trời mưa, thầu xây dựng không có công trình nên anh Ngà ở nhà. Vì hết tiền mua gạo nên hai vợ chồng lại lên bệnh viện bán máu. Cũng may còn có máu để bán”.
Được biết chương trình “Tiếp sức nhà nông cho con tới trường” sẽ cho gia đình mình vay tiền không lấy lãi, anh Ngà rất vui. Anh bảo sẽ cố gắng chăn nuôi heo để thoát nghèo và có tiền lo cho hai đứa con theo con đường học vấn để sau này không nghèo như cha mẹ chúng.
Làm “thợ đụng” nuôi con
Đôi vợ chồng trẻ Nguyễn Văn Bằng và Huỳnh Thị Trúc Phượng (30 tuổi, ngụ xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) được cha mẹ cho một công đất để làm nhà, trồng dừa, chăn nuôi. Tổ ấm của họ có bốn người, thành viên nhỏ nhất là đứa con chưa đầy 1 tuổi. Còn đứa con lớn Nguyễn Quốc Thái đang học lớp 6, là học sinh giỏi.
Anh Bằng cho biết hai vợ chồng làm đủ thứ nghề kiếm sống, ở nông thôn người ta gọi là nghề “thợ đụng”, tức đụng gì làm nấy. Nghề mà anh thường làm nhất là hái dừa, tiền công được 85.000 đồng/ngày. Thế nhưng trung bình mỗi tháng chỉ có việc 15 ngày. Còn chị Phượng phải ở nhà chăm sóc con nhỏ, thời gian rảnh nuôi heo và xe chỉ xơ dừa gia công. Những ngày không ai thuê hái dừa, anh đi lòng vòng trong xóm hỏi có ai móc mương, làm đất, sửa nhà… thì làm.
Nghe chính quyền địa phương thông báo sẽ được vay tiền chăn nuôi heo và hỗ trợ một phần thức ăn, anh Bằng cứ nôn nao ngủ không được. “Hồi đó tới giờ có khi nào được cầm trong tay chục triệu đâu. Kỳ này được hỗ trợ nhiều tiền như vậy không hồi hộp sao được. Vợ chồng tui đã có kinh nghiệm chăn nuôi heo rồi, tới đây mở rộng chuồng nuôi thêm, được nhà tài trợ hỗ trợ kỹ thuật nữa thì còn gì bằng” - anh nói.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?