Hơn 500 lần bắt cướp đường phố, từng bị kẻ xấu vác dao đến trả thù nhưng bác xe ôm Trần Văn Hoàng (SN 1971, tạm trú quận Tân Bình, TP.HCM) không chút nao lòng.
Bác xe ôm võ nghề cao cường đã 500 lần bắt cướp |
16 lần bị trả thù vẫn không nản
Người đàn ông có gương mặt khắc khổ, thân hình nhỏ nhắn nhanh nhẹn đã trở thành nỗi khiếp sợ của những kẻ trộm cướp đường phố. Quê Bình Định, hơn 25 năm nay ông Hoàng bươn chải khắp TP.HCM mưu sinh bằng nghề xe ôm. Năm 1995 bác xe ôm tham gia bắt cướp lần đầu và từ đó đến nay lập kỉ lục hơn 500 lần bắt cướp. Để có được những hành động dũng cảm, dám lao theo những tên cướp có hung khí, người đàn ông này phải đấu tranh tư tưởng gay gắt: “Mỗi ngày đậu xe đợi khách, chứng kiến nhiều vụ cướp giật, nạn nhân té ngã xuống đường kêu la nhưng không ai dám truy đuổi, tôi thấy chướng mắt, khó chịu tâm can. Đã thế, bọn cướp chạy ngang qua còn đá mắt thách thức. Nhiều lần tôi định lao xe theo, nhưng... Tôi chỉ là một người dân xa xứ, phải lo kiếm tiền trang trải nhà trọ, tiền ăn, bao nhiêu thứ sinh hoạt khác. Đuổi theo kẻ cướp, chẳng may có mệnh hệ gì phải làm sao”.
Dẫu vậy, tính khí ngay thẳng của người con đất võ Bình Định khiến ông Hoàng không thể im lặng mãi. Ông nhớ như in lần đầu tham gia bắt cướp: “Năm 1995, tôi đang chở khách ngang qua đường Nguyễn Thái Bình thì nghe người dân tri hô “cướp… cướp”. Hai thanh niên đang chĩa dao vào người đàn ông để cướp chiếc xe máy màu đỏ. Nạn nhân tím tái mặt mày cầu cứu nhưng người dân xung quanh không dám xông vào. Tôi bảo khách nán chờ, chạy đến nhằm tên cầm dao đá một phát. Quá bất ngờ, hắn rơi dao, đang luống cuống định nhặt lại thì tôi áp sát quật ngã. Người dân lúc này một thanh niên xông đến rút dao chém tới tấp, rất may ông kịp tránh được, chỉ bị thương nhẹ ở vai. Nhiều tên cướp còn nhắn tin hăm dọa “xử” cả vợ con ông. Nhiều lần bị đe dọa, bị chém bất ngờ, ông Hoàng phải tự vệ bằng cách đẽo cây gậy tre luôn mang theo mình.
Thế võ gia truyền
“Bí kíp” khống chế những tên cướp manh động, ông Hoàng bật mí: “Anh trai tôi là võ sư đất Bình Định, từng tham gia đội hiệp sĩ bắt trộm cướp. Chính anh ấy đã truyền lại võ cho những người trong gia đình. Môn võ anh trai truyền lại thuộc dạng đối kháng, giáp lá cà với địch thủ. Nhờ vậy tôi mới dám đối đầu với kẻ cướp”. Khi bắt cướp, tiêu chí đặt ra là phải bắt được tên cướp, lấy lại tài sản cho nạn nhân.
Đòn thế ông tung ra chủ yếu vô hiệu hung khí khiến tên cướp mất khả năng gây án chứ không chủ định gây nguy hiểm đến tính mạng. Ông nói: “Chuyện xử lý như thế nào đã có pháp luật, tôi chỉ bắt cướp thôi. Cướp cũng là người, đã khống chế kẻ cướp rồi mà còn tiếp tục đánh đập sẽ mang tội lắm”. Bởi thế mỗi khi ra đòn, ông Hoàng luôn hết sức cẩn trọng, chỉ tấn công vào vị trí ít gây nguy hiểm trên cơ thể. Nhiều lần ông còn xông đến can ngăn người dân không được đánh những tên cướp mà phải chờ công an đến xử lý.
Ông Hoàng chưa bao giờ nề hà, tính toán thiệt hơn lúc hành việc nghĩa. Vợ ông, bà Trương Thị Xí bán nón bảo hiểm, khẩu trang gần vị trí chồng đỗ xe giãi bày: “Mỗi ngày ông ấy chạy xe được vài chục ngàn, vừa đủ đổ xăng, góp trả tiền nhà. Ấy vậy nhiều khi khách vừa đến kêu xe nhưng nghe dân tri hô bị cướp là ổng nhường khách cho người khác để lo chuyện thiên hạ. Lúc đầu thấy ông ấy làm thế tôi lo lắm, định bụng sẽ ngăn cản. Sau đó thấy nạn nhân vui mừng nhận lại tài sản, tôi không nỡ cất lời”. Nhiều nạn nhân lấy lại được tài sản, ngỏ ý bồi dưỡng nhưng ông thẳng thừng từ chối.
Muốn truy bắt những tên cướp manh động và liều lĩnh, sẵn sàng chạy bạt mạng để thoát, ông Hoàng tự bỏ tiền sửa sang chiếc xe cũ mèm của mình mới có thể “đua tốc độ” với kẻ xấu. “Tôi mới rã máy làm lại hết 4 triệu đó. Chạy ngọt lắm nhưng gặp cướp không dám đuổi gấp, bởi không khéo sẽ va vào người đi đường. Phải lựa đoạn đường vắng mới dám tăng tốc chặn đầu bọn cướp”, kinh nghiệp bắt cướp ông Hoàng chia sẻ. Bác xe ôm luôn tự hào rằng, hơn 500 lần bắt cướp chưa gây ra bất cứ cú va quệt xe nào.
Những lúc vắng khách, ông giúp vợ bán hàng. Hai vợ chồng sống chủ yếu nhờ tiền kiếm được từ việc bán nón bảo hiểm, khẩu trang, bao tay. Gương mặt họ luôn rạng rỡ nụ cười mãn nguyện, tự hào với những việc đang làm. Bà Xí khiêm tốn bộc bạch: “Chúng tôi ăn không hết bao nhiêu cả. Có đứa con lớn đang làm dân phòng ở phường. Số tiền tôi buôn bán hàng được để dành dụm trả tiền thuê nhà, phụ thêm tiền sửa xe cho ông ấy. Mấy việc chồng làm tôi thấy bình thường, thế mà được lên cả báo, truyền hình, tôi tự hào về chồng”. Hỏi chuyện mới hay ông vừa vinh dự là 1 trong 6 người được tuyên dương “gương sáng phố phường” của TP.HCM.
Với kinh nghiệm 20 năm bắt cướp và mong muốn đường phố bình yên, ông Hoàng vừa lập ra “nhóm hiệp sĩ TP.HCM” với 6 thành viên ban đầu. Nỗi trăn trở lớn nhất của ông, đó là bọn tội phạm luôn manh động, trong người lúc nào cũng thủ dao, súng điện, còn những người như ông Hoàng dùng tay không chống trả. Ông nói: “Tôi mong rằng ngày càng có nhiều người can đảm đứng ra bắt cướp, nếu mọi người cùng đồng lòng, thành phố sẽ vô cùng bình yên”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Việt Nam sở hữu 1.000 cây gỗ quý được xem như báu vật, một khúc cũng có giá tiền tỷ
- Tháng 1/2025: Miền Bắc khả năng xảy ra nhiều ngày rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất bao nhiêu?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?
- Từ nay ai dùng căn cước công dân theo cách này có thể bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng
- Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?
- Tết dương lịch 2025 phạt vi phạm giao thông đã thu về số tiền 'khủng' này
- Sát Tết có 4 nghề 'hái' ra tiền, thu nhập cả trăm triệu/tháng mà không cần trình độ đại học
- Từ 1/1/2025, người dân ra đường vi phạm 2 lỗi này sẽ bị phạt nặng, tăng từ 30 lần đến 50 lần mức cũ