Cách đây không lâu, có một ông lão chuyển đến khu nhà tôi sống. Nghe nói trước đây ông không sống ở đây, nhưng vì con trai ông chuyển công tác về gần nhà và con dâu lại sinh thêm một đứa con nên ông chuyển về đây để đến chăm sóc cháu nội đỡ đần các con.
|
Trên thực tế, rất nhiều gia đình như vậy. Việc người già chăm sóc con cháu là điều bình thường nhưng trong quá trình đó họ lại chịu nhiều ấm ức không dám nói. Mỗi dịp nghỉ lễ, con trai và con dâu đều đưa cháu trai đi du lịch, để lại một ông/bà ở nhà trông nom nhà cửa.
Cách đây vài ngày, tôi bất ngờ bị thu hút bởi một thuật ngữ đó là “tội bất hiếu mới”. Trên thực tế, cụm từ này không ám chỉ những đứa con bất hiếu mà ám chỉ 3 vấn đề rất thực tế này.
Kết hôn sinh con nhưng lại để ông bà chăm cháu
Ông bà là những người đã trải qua tuổi trẻ vất vả nuôi dạy con cái thành người. Đến khi con trưởng thành, họ bước vào tuổi về hưu, sức khỏe yếu, thu nhập hạn chế. Ở tuổi này, người lớn tuổi nên được nghỉ ngơi, thư giãn. Tùy vào điều kiện kinh tế, họ có thể đi du lịch, dành thời gian cho các sở thích riêng như tham gia các câu lạc bộ cho người cao tuổi, trồng cây, chăm thú cưng...
Khi bạn giao con cái của mình cho họ, bạn đã tước đi sự tự do của họ. Mong muốn bảo bọc con cái, hoặc suy nghĩ rằng giúp "tiết kiệm đồng nào hay đồng đấy", các bậc ông bà tự nguyện "dẹp hết" các mong muốn cá nhân để dành thời gian cho cháu. Sau khi đã hy sinh cho con, giờ họ lại phải tiếp tục hy sinh cho cháu. Họ buộc phải sống lặp đi lặp lại một giai đoạn cuộc đời.
Ông bà giúp đỡ chăm sóc con cái nhưng không biết ơn
Bạn có bao giờ nghĩ rằng hành vi phàn nàn khi ông bà không giúp đỡ chăm sóc cháu là một “kiểu bất hiếu mới”. Cũng có một số người, dù con cái được thế hệ ông bà chăm sóc nhưng lại luôn ghét người lớn tuổi không chăm sóc khoa học, không đúng ý của mình.
Chúng ta đều biết rằng ông bà thuộc thế hệ cũ, lớn lên trong những môi trường khác nhau và đương nhiên chọn những mô hình giáo dục khác nhau.
Nếu người trẻ buộc thế hệ lớn tuổi phải học các phương pháp nuôi dạy con khoa học thì người già có thể sẽ gặp khó khăn hơn. Nếu những người trẻ không hài lòng với cách nuôi dạy con cái của thế hệ cũ, tại sao họ không tự nuôi dạy?
Con trả hiếu bằng điều kiện, nếu ông bà không trông nom cháu thì sẵn sàng ngó lơ cha mẹ
Trong suy nghĩ của nhiều người làm con thì việc chăm cháu là việc của ông bà. Nếu cha mẹ chẳng giúp mình trông cháu thì họ cũng sẽ sống vô ơn với cha mẹ. Hãy nhớ con ai thì người ấy chăm, cha mẹ chẳng có trách nhiệm phải trông cháu.
Thực tế, phải thẳng thắn nhận rằng, ông bà không có nghĩa vụ phải lo lắng cho cháu. Vì vậy, đối với những gia đình mà ông bà vẫn còn khỏe mạnh, có khả năng giúp đỡ, thì nên biết trân trọng. Còn đối với những gia đình mà ông bà không thể giúp đỡ vì lí do nào đó, thì hãy hiểu rằng, đó là trách nhiệm của chính mình.
Nhiều người già, nhất là những bà nội, bà ngoại đã trải qua cảm giác khổ sở vì bị con cái ngó lơ vì chẳng giúp chăm cháu. Trong hoàn cảnh này chính cha mẹ đang đau khổ, con cái sống quá bất hiếu.
Hãy nhớ rằng, việc trả ơn cha mẹ là điều tự nhiên, dù bạn là ai và làm gì thì cha mẹ vẫn luôn sẵn lòng che chở và yêu thương bạn vô điều kiện. Điều này, không phải ai cũng hiểu được. Vì vậy, nếu bạn vẫn có cha mẹ, đừng ngần ngại, hãy thể hiện lòng hiếu nghĩa với họ trước khi quá muộn.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Số phận những người con nuôi của danh hài Hoài Linh: Người qua đời, kẻ 'lên xuống' thất thường
- Ngôi mộ 20 tỷ đồng của cậu bé 8 tuổi ở TP.HCM: Nhìn qua như dinh thự kiểu Pháp
- Độ ẩm đất đá bão hòa, cảnh báo 3 tỉnh nguy cơ sạt lở cao
- Mỏ vàng dưới biển ở ngay sát Việt Nam, trữ lượng lên tới 1500 tấn
- Học sinh Hà Nội rơi nước mắt vì câu chuyện bạn nhỏ mất cha nơi Làng Nủ
- Mùa đông 2024 đến sớm, thời tiết sẽ rét và khắc nghiệt hơn mọi năm
- Loạt chính sách mới sẽ có hiệu lực kể từ tháng 10/2024
- Vì sao Hoài Linh mặc kệ Hoài Lâm?