Nước mắm được người Việt dùng trong nấu ăn hàng ngày. Nhưng dùng thế nào để tốt cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.
|
Nước mắm là một gia vị phổ biến không thể thiếu trong căn bếp của người Việt. Có hai cách sử dụng nước mắm là nêm nếm vào đồ ăn chiên xào. Hai là ph nước mắm thêm chút giấm, đường, sả, tỏi, ớt, gừng, hay kho quẹt để làm nước chấm cho các món ăn...
Dù ăn nước mắm theo cách nào, thì nhiều người phải đồng tình rằng nó có hương vị riêng, không thể trộn lẫn. Hơn thế nữa nước mắm chứa hàm lượng cao các axit amin thiết yếu, có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ, tăng cường cả hệ tiêu hóa và trao đổi chất.
Nếu như các loại gia vị thường dùng có nhiều calo (sốt mayonnaise, sốt cà chua, sốt barbecue), nước mắm là loại gia vị ít calo. Đây là lựa chọn tuyệt vời để tăng hương vị thực phẩm cho những người muốn giảm lượng năng lượng nạp vào.
Tuy nước mắm tốt nhưng khi ăn cũng cần lưu ý để tránh mạng bệnh:
Ăn nước mắm đừng dùng quá 1 thìa
Nghiên cứu cho thấy chỉ cần ăn một thìa nước mắm (15ml) là bạn đã tiêu thụ gần hết lượng muối được khuyến nghị cho cả ngày. Với những người như người có huyết áp cao, mắc ung thư, bệnh xương khớp, tiểu đường nên hạn chế ăn nước mắm.
Nước mắm giúp tăng hương vị cho món ăn nhưng khi ăn không dùng quá nhiều.
Nước mắm để qua đêm nên đổ bỏ
Nước mắm vốn là loại gia vị có thể bảo quản trong điều kiện thông thường. Nhưng khi đã pha thêm đường, nước lọc, ớt, chanh, hoặc dính thức ăn thừa (rau, thịt, cá) và cả vi khuẩn từ đũa thìa. Các yếu tố trên làm nảy sinh chất độc gây hại cho cơ thể, đặc biệt khi bạn để nước mắm qua đêm trong điều kiện nhiệt độ môi trường bên ngoài. Vậy nên chỉ pha lượng nước mắm vừa phải, không nên dùng nước mắm thừa.
Nước mắm nên chấm riêng
Vì nếu chấm chung một bát nước mắm có thể lây lan một số loại vi khuẩn trong đó có HP - yếu tố gây bệnh dạ dày, thậm chí ung thư hay virus SARS-CoV-2 dẫn tới Covid-19. Vì thế chuyên gia khuyên không dùng đũa của mình để gắp vào bát thức ăn chung, nên có một đôi đũa, thìa, muỗng riêng trên mâm để lấy đồ chung; không dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác; không dùng chung một bát nước chấm, nên chia mỗi người một bát nhỏ.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Nhìn vào thức ăn có thể biết được một người sống được bao lâu? Những người sống lâu có 5 điểm chung về thói quen ăn uống!
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn