Ai đứng sau sự 'rắn mặt' của ông Kim Jong-Un?

Đài Phượng Hoàng (Hongkong) đã có bài phỏng vấn Zheng Hao- chuyên gia các vấn đề quốc tế của đài này về vấn đề ai đã “giật dây” nhà lãnh đạo Kim Jong-Un.

Đài Phượng Hoàng: Triều Tiên là một quốc gia khiến người ta vô cùng khó hiểu, và dư luận cũng đã thấy, sau khi Kim Jung- Il qua đời, mặc dù mới lên nắm quyền được 1 năm, nhưng Kim Jong-Un liên tục có những hành động “động trời” như phóng vệ tinh, tên lửa, thử hạt nhân... Vì thế trong mắt người Mỹ, dường như Kim Jong-Un là nhân vật nguy hiểm hơn cha của ông ta. Điều này khiến chúng ta càng tò mò hơn, đây là suy nghĩ và hành động của Kim Jong-Un – một thanh niên sinh năm 1984 hay đằng sau ông ta còn nhiều người đang “giật dây”? Rốt cục ai là người đưa ra quyết sách đích thực quyết định vận mệnh của đất nước Triều Tiên?

Bình luận viên: Đây là một câu hỏi rất hay, là vấn đề khiến dư luận hết sức quan tâm. Một người thanh niên chưa đấy 30 tuổi, trong vòng 1 năm sau khi lên nắm quyền, đã liên tục tung ra những con át chủ bài và những hành động khiến thế giới phải giật mình. Vừa giật mình, đồng thời cũng cảm thấy rất bực bội, căng thẳng và mệt mỏi, đặc biệt là những lời phát ngôn gây sốc của ông ta nhằm vào Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản đã khiến những quốc gia này cảm thấy vô cùng lo ngại.

Đài Phượng Hoàng: Chính vì lẽ đó, cộng đồng quốc tế mới đặt ra câu hỏi, tại sao sau khi lên nắm quyền, ông Kim Jong-un lại liên tục có những hành động “động trời” đó, bao gồm tước bỏ toàn bộ chức vụ đối với người họ hàng của ông ta – Tổng tham mưu trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho vào tháng 7-2012. Sau đó lại tung ra rất nhiều ngôn luận, như chuẩn bị tiến hành cải cách mở cửa, phát triển kinh tế, nhưng sau đó lại quay ngoắt 360 độ, biến thành một người luôn đe dọa chiến tranh, tiến hành thử hạt nhân, rồi đòi thử tên lửa, tấn công vũ khí hạt nhân…

Rốt cuộc Bình Nhưỡng đã xảy ra vấn đề gì? Không ai có thể biết, nhưng nếu chúng ta vận dụng logic để suy đoán sẽ thấy, dường như một người thanh niên chưa đầy 30 tuổi đưa ra những quyết sách quan trọng như vậy là điều rất khó tưởng tượng. Hay nói cách khác, nếu Kim Jong-Un kiểm soát, định hướng một cách độc lập quốc gia và quân đội của ông ta, mạo hiểm đưa ra những hành động đó thì thật khó có thể tưởng tượng. Chắc chắn đằng sau những vấn đề này chắc chắn còn có một số nhân vật khác đang chỉ đạo và “giật giây” ông Kim Jong-Un.

Bình luận viên: Tôi cho rằng Đằng sau Kim Jong-un còn có mấy nhân vật quan trọng: Một là ông Jang Song Thaek - Ủy viên Bộ chính trị Đảng lao động Triều Tiên, nhân vật số 2 trong Đảng Lao động Triều Tiên, con rể ông Kim Nhật Thành, em rể ông Kim Jong-Il, chú rể Kim Jong-un; Hai là bà Kim Kyong-hui (vợ ông Jang Song Thaek), Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ Triều Tiên - em gái ông Kim Jong-Il - cô ruột của Kim Jong-un; Ba là ông Kim Yong Nam - Chủ tịch Hội đồng nhân dân Tối cao Triều Tiên; Ngoài ra còn ông Choe Yong-rim, ông Yang Hyong-sop (em rể họ của ông Kim Jong-Il) và một số quan chức quân sự như Kim Kyok-sik, Choe Pu-Il…

Những người này đã tạo thành một đội quân ủng hộ hùng hậu sau lưng ông Kim Jong-Un, đồng thời cũng là các đối tượng nhiều quyền mưu. Vấn đề mà những người này suy nghĩ, một mặt là củng cố vị thế của Kim Jong-Un, nhưng quan trọng hơn vẫn là một kế hoạch dài hơi hơn, đó là muốn tiếp tục tồn tại thì Triều Tiên buộc phải có được nhiều thứ hơn. Tuy nhiên bầu không khí hiện nay trên bán đảo đã khiến Triều Tiên bị đẩy vào đường cùng, đã như vậy thì Bình Nhưỡng lại càng gây rối trên trường quốc tế, để cộng đồng quốc tế phải quan tâm sát sao đến họ, thậm chí thỏa hiệp với Bình Nhưỡng, như thế họ sẽ có được cái mà họ cần. Và như hiện nay chúng ta đã thấy dường như cơ hội này đã đến, vì ít nhất tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đã đồng ý viện trợ viện trợ cho Triều Tiên.

Ngoài ra một vấn đề nữa khiến tôi rất thắc mắc, nếu Triều Tiên muốn củng cố nội chính của mình thì họ có cần thiết phải gây rối môi trường ngoại giao ở các nước xung quanh vốn rất cần thiết cho họ hay không? Điều này khác gì chơi trò “được ăn cả, ngã về không? Nếu nội bộ anh giải quyết không ra gì, đồng thời lại đắc tội với tất cả các nước xung quanh thì còn gì để mất nữa?

Tôi cho rằng Bình Nhưỡng vẫn muốn dư luận quốc tế quan tâm đến mình, tiến hành cái gọi là chính sách răn đe hạt nhân hay răn đe tên lửa, đây là điểm cốt lõi trong chính sách của Triều Tiên. Vận dụng logic hợp lý có thể suy đoán rằng, rõ ràng Kim Jong-Un và những người đưa ra quyết sách sau lưng ông ta dày công dàn dựng vở kịch như thế này là do một số nguyên nhân bên trong. Dĩ nhiên, nếu để nội bộ lộn xộn, ngoại bộ cũng rối ren thì Bình Nhưỡng sẽ phải đối mặt với hai rủi ro lớn. Tuy nhiên hiện tại Bình Nhưỡng vẫn kiểm soát khá tốt cục diện, dùng mọi hành động và phát ngôn đe dọa chiến tranh nhưng không châm ngòi cho ngòi nổ đó. Và mấy ngày qua, các quốc gia khác lại phải xuống thang.

Điều này để thể hiện rất rõ “lối chơi” của Triều Tiên: Nếu Bình Nhưỡng muốn rắn thì các nước phải mềm, nếu các nước rắn thì Bình Nhưỡng càng rắn hơn. Dĩ nhiên, rốt cuộc bước tiếp theo, chính quyền của ông Kim Jong-Un sẽ đi thế nào, làm thế nào để cải thiện quan hệ với các nước xung quanh, có tiếp tục đi theo con đường quốc phòng là số một hay dùng 'con ngoáo ộp' hạt nhân hay không… đều là những vấn đề cần tiếp tục quan sát.